Nguyên nhân làm bẩn hơi bảo hòa

Một phần của tài liệu nhà máy nhiệt điện thủy điện tuabin (Trang 58 - 59)

Ch−ơng 5: CHấT LƯợNG NƯớC Và HƠI CủA Lò

5.3.2. Nguyên nhân làm bẩn hơi bảo hòa

Nguyên nhân chủ yếu làm bẩn hơi bão hòa là do trong hơi có lẫn những giọt ẩm, trong những giọt ẩm này có chứa nồng độ khá cao những muối dễ hòa tan và những hạt cứng lơ lửng. Khi hơi bão hòa vào bộ quá nhiệt nhận nhiệt để biến thành hơi quá nhiệt thì các giọt ẩm đó tiếp tục bốc hơi, để lại các tạp chất này bám trên các ống của bộ quá nhiệt trở thành cáu hoặc có một phần muối hòa tan vào hơi quá nhiệt và bay cùng hơi quá nhiệt sang tuốc bin và bám lại trên các cánh tuốc bin.

Muốn thu đ−ợc hơi sạch, cần tìm mọi cách tách các giọt ẩm ra khỏi hơi, không cho bay theo hơi. Nghĩa là sản xuất hơi thật khô và giảm tới mức tối thiểu nồng độ những vật chất hòa tan ở trong hơi.

Nguyên nhân của sự có mặt các giọt ẩm trong hơi là khi hơi bốc ra khỏi bề mặt thoáng (bề mặt thoát hơi) hút theo các giọt ẩm. Sự hút ẩm theo hơi bão hòa phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt bốc hơi và chiều cao của khoang hơi. - Tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt bốc hơi đ−ợc tính:

R Dv F

S = (m3/m2h) Trong đó: D là sản l−ợng hơi, Kg/h,

v: Thể tích riêng của hơi, m3/kg. F: diện tích bề mặt bốc hơi, m2,

Tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt thoáng càng lớn thì l−ợng ẩm cuốn theo hơi càng nhiều. Để giảm các giọt ẩm trong hơi tức là hơi có độ sạch lớn thì phải giảm tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt bốc hơi hay giảm phụ tải bề mặt bốc hơi, hoặc tăng chiều cao của khoang hơi nhằm tăng thời gian l−u lại của hơi trong khoang hơi, nghĩa là phải tăng kích th−ớc của bao hơi lên, khi đó giá thành của lò tăng lên. Trong thiết kế ng−ời ta tăng kích th−ớc của bao hơi đến giá trị nào đó, sau đó tìm những cách khác để tăng độ khô của hơi. Chiều cao hợp lí nhất của bao hơi là: 0,70 - 0,75m.

Đối với các lò hơi nhỏ, để tăng chiều cao khoang hơi ng−ời ta tạo thêm đôm hơi.

Khi nồng độ muối trong n−ớc lò quá lớn (lớn hơn giá trị giới hạn) thì xẩy ra hiện t−ợng sủi bọt và sôi bồng, tạo ra một lớp bọt trên bề mặt thoáng làm cho mức n−ớc trong bao hơi tăng cao, tức là làm giảm chiều cao khoang hơi và do đó làm tăng l−ợng ẩm hút theo hơi.

Khi có hiện t−ợng sủi bọt sôi bồng, mực n−ớc trong bao hơi luôn luôn cao hơn mức n−ớc trong thủy, nghĩa là tạo ra mức n−ớc giả trong lò.

Một phần của tài liệu nhà máy nhiệt điện thủy điện tuabin (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)