Vùng du lịch Duyên Hải NamTrung Bộ và Nam Bộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN ĐỊA LÝ (Trang 46 - 53)

- Vùng du lịch là một thực tế khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người Nói như vậy không có nghĩa là con người không có vai trò gì trong việc hình thành và

3.3.Vùng du lịch Duyên Hải NamTrung Bộ và Nam Bộ

3.3.1.Khái quát

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ phía Bắc giáp Quảng Nam và Bình Định, phía Tây giáp Lào và Campuchia, Phía Đông và Đông Nam giáp biển đông và vịnh Thái Lan.

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có lãnh thổ rộng lớn bao gồm 5 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh Đông Nam Bộ và 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích là 145.214 km2 chiếm ....diện tích cả nước và 37,8 triệu người chiếm 46,7% dân số cả nước.

Vùng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng dựa trên sắc thái của các đồng bào dân tộc thiểu số.

Vùng có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, TP. Hồ Chí Minh và một vài tỉnh có trình độ phát triển kinh tế vượt bậc, là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Các khu vực, tỉnh khác trong vùng kinh tế còn nhiều khó khăn.

Đây là vùng có hệ thống giao thông thuận tiện có thể di chuyển bàng các phương tiện giao thông khác nhau như đường bộ, đường sắt, hàng không.

3.3.1.1.Về thiên nhiên

Thiên nhiên của vùng mang sắc thái cảnh quan vùng nhiệt đới. Trong vùng có các dạng cảnh quan gắn với thiên nhiên khác nhau giữa các tiểu vùng như cảnh quan thiên nhiên

vùng ven biển, cảnh quan thiên nhiên miền núi và trung du, cảnh quan thiên nhiên vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.

3.3.1.2.Về khí hậu

Khí hậu của vùng được phân hóa hai dạng đó là phân hóa theo mùa và phân hóa theo độ cao.

Khí hậu của vùng được chia thành 2 mùa dõ rệt đó là khí hậu mùa mưa và khí hậu mùa khô.

Bên cạnh việc phân hóa khí hậu theo mùa còn có dạng phân hóa khí hậu theo độ cao. Do sự phân tầng khí hậu nên càng lên cao khí hậu càng mát mẻ điều đó là nền tảng để hình thành nên trung tâm nghỉ mát, nghỉ dưỡng của vùng (Đà Lạt).

3.3.1.3.Về con người

Vùng có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ thêm vào đó vùng được thiên nhiên ưu đãi trong cuộc sống điều đó đã tạo ra con người của vùng với tính cách hết sức phóng khoáng và dễ tiếp thu cái mới. Đây chính là điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế cũng như du lịch của vùng.

3.3.1.4. Điều kiện kinh tế văn hoá

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ bên cạnh người kinh còn có nhiều đồng bào khác đặc biệt là dân tộc Cham nổi tiếng bởi nền văn hóa lâu đời với các tháp và phong tục tập quán. Khu Vực Tây Nguyên với nhiều đồng bào dân tộc khác nhau như Giarai, Êđê, Bana, Xơ Đăng, M”Nông,.. nơi đây còn giữ đựơc những nét văn hóa đặc sắc (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thê giới vật thể và phi vật thể). Tiểu vùng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ tương đối nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng đặc biệt trong đó có các di chỉ khảo cổ nền văn hóa Ốc eo của người Khơme. Những nét sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian của vùng mang một sắc thái riêng như lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, tang lễ, hát trường ca, thần thoại...

3.3.2. Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng rất phong phú trên nhiều phương diện khác nhau:

+ Tài nguyên du lịch biển: Khu vực duyên hải với địa hình bờ bải biển trong đó có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng kéo dài từ Đại Lãnh qua vịnh Văn Phong tới Nha Trang. Ngoài ra các bãi biển ở Quy Nhơn, Long Hải, Phước Hải, Vũng Tàu. Vùng còn có nhiều hải đảo với phong cảnh thiên nhiên, bãi tắm đẹp đáng chú ý là các bãi biển trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

+ Các tỉnh Tây Nguyên nằm trên cao nguyên xếp tầng, một số nơi có khí hậu mát mẻ rất thích hợp cho việc xây dựng các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng. Ví dụ: Đà Lạt... Trên các cao nguyên này có hệ thống sông suối, thác nước đẹp rất có giá trị về du lịch.

+ Hệ thống động, thực vật trong vùng rất phong phú và đa dạng có thể phát triển các loại hình tham quan, săn bắn, nghiên cứu.

+ Trong vùng có một số nguồn nước khoáng có giá trị giải khát và trị một số bệnh khác khác nhau rất có giá trị để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Một số nguồn nước khoáng chủ yếu của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ Tên nguồn

nước khoáng

Thuộc địa bàn Nhiệt đô

Thành

phần Công dụng

Hội Vân Tuy Phong- Bình Thuận

790C Silic bệnh đường tiêu hoá, phụ khoa, vô sinh Vĩnh Hảo Tuy Phong-

Bình Thuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

370C CO2, Flo, Fe, Al

chữa đau gan, thận và dạ dày Bình Châu Bà Rịa- Vũng

Tàu

64- 840C

Cl chữa trị ứ máu, thất khớp, lưu thông huyết mạch GuGa Đức Trọng- Lâm Đồng 370C Đakmin ĐắkLắk 660C Hàm lượng CO2 cao

Chữa một số bệnh về cao huyết áp và thần kinh.

Kondrai, Kondu, Răngria

+ Tài nguyên động thực vật phong phú và đa dạng: Ở đây có hệ thống thảm thực vật rất phong phú với các kiểu rừng khác nhau, có nhiều loài động vật quý hiếm và có giá trị về kinh tế cũng như về nghiên cứu có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học đóng góp vào sự bảo tồn thiên nhiên hoang dã của vùng.

Các vườn quốc gia trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

STT Tên VQG Thuộc địa bàn Diện tích (ha) Năm thành lập Điểm đặc trưng

1 Núi Chúa Ninh Thuận 29.865 2003 Hệ sinh thái rừng khô, biển Nam Trung Bộ

2 Chư Mom Ray

Kon Tum ô56.621 2002 Các kiểu rừng khu vực Đông Dương

3 Kon Ka Kinh

Gia Lai 41.780 2002 Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên cao nguyên Plaiku

4 Yok Đôn Đắk Lắk 58.200 1991 Rừng cây lá khộp, có voi, bò rừng, bò tót...

5 Chư Yang Sin

Đắk Lắk 58.947 2002 Rừng trên núi cao Tây Nguyên 6 Bidoup-

Núi Bà

Lâm Đồng 64.800 2005 Rừng trên núi Tây Nguyên

7 Cát Tiên Đồng Nai 38.900 1992 Các kiểu rừng vùng Đông Nam Bộ. Có voi, cá sáu, ngan cánh trắng...

8 Côn Đảo Vũng Tàu 15.043 1993 Rừng trên đảo. Có nhiều động vật biển: Dugong, vích, đồi mồi... 9 Bù Gia

Mập

Bình Phước 26.032 2002 Rừng nhiệt đới thường xanh 10 Lo Gio-

Xa Mat

Tây Ninh 18.756 2002 Rừng dày bán ẩn, rừng chuyển tiếp

11 Chàm chim

Đồng Tháp 7.612 1991 Rừng chàm, hệ sinh thái ngập nước đồng tháp mười. Có sếu đầu

Tam Nông

đỏ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Phú Quốc Kiên Giang 31.422 2001 Rừng trên đảo vùng sông Cửu Long

13 U Minh Thượng

Kiên Giang 8.053 2002 Rừng ngập nước, chàm chim 14 Đất Mũi Cà Mau 2003 Rừng ngặp mặn

Các tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình của vùng du lịch Nam Trung Bộ

STT

Tài nguyên

du lịch Thắng cảnh Bãi biển Rừng Nước khoáng Các điểm du lịch Giá trị Khả năng Giá trị Khả năng Giá trị Khả năng Giá trị Khả năng 1 Nha Trang     - - - - 2 Đại Lãnh     - - - - 3 Quy Nhơn - -   - - - - 4 Biển Hồ   - - - - 5 Đà Lạt   - - - -   6 Ea keo - - -   7 Vũng Tàu     - - - - 8 Côn Đảo     - -   9 Trị An   - - - -   10 Hà Tiên     - - - - 11 Phú Quốc     - -   12 Cà Mau   - - - -   13 Vĩnh Hảo - - - -   - - 14 Bạc Liêu - - - -   - - - - - - Giá trị thu hú khách du lịch:cao vừa thấp

3.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Vùng có thành phố Hồ Chí Minh nhông những là trung tâm du lịch của vùng mà còn là trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước tại thành phố tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa của nước ta.

Vùng là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như nền văn hóa Chăm pa ở duyên hải Nam Trung Bộ, nền văn hóa Óc eo ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi nền văn hóa có những nét văn hóa độc đáo hòa cùng với những nét văn hóa trong khu vực nhu các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên tạo ra nền tảng phát triển các loại hình du lịch văn hóa gắn với cộng đồng của vùng.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại vào 15/11/2005 đã tạo ra một bước tiến làm tiền đề phát triển du lịch của vùng.

Sự phân bố di tích theo các tỉnh thành của vùng. STT Địa danh Số di tích xếp hạng STT Địa danh Số di tích xếp hạng 1 Bình Định 27 15 Vũng Tàu 31 2 Phú Yên 9 16 Long An 11 3 Khánh Hoà 13 17 Đồng Tháp 4 4 Ninh Thuận 9 18 An Giang 17 5 Bình Thuận 20 19 Tiền Giang 14 6 Kon Tum 5 20 Bến Tre 12 7 Gia Lai 9 21 Vĩnh Long 10 8 Đắk Lắk 9 22 Cần Thơ 17 9 Lâm Đồng 12 23 Trà Vinh 4 10 TP. HCM 45 24 Sóc TRăng 5 11 Bình Dương 9 25 Kiên Giang 15 12 Bình Phước 7 26 Bạc Liêu 6 13 Tây Ninh 18 27 Cà Mau 6 14 Đồng Nai 24

Tổng 368

3.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.3.3.1. Cơ sở hạ tầng:

+ Đường bộ:

Quốc lộ 1A chạy dọc các tỉnh duyên hải qua Đông Nam Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long và kết thúc tại thi trấn Nam Căn (Cà Mau)

Quốc lộ 14 dài 900 km chạy xuyên qua các tỉnh Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế và du lịch.

Quốc lộ 19, 25, 26, 27 lối các tỉnh ven biển vùng duyên hải với Tây Nguyên. Quốc lộ 20 lối TP. HCM với các tỉnh Tây Nguyên

Quốc lộ 13 lối TP. HCM với Tây Ninh và các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ. + Đường sông: khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông rạch chằng chịt tạo nên mạng lưới giao thông quan trọng đối với phát triển kinh tế và hoạt động du lịch.

+ Hàng không: Hệ thống hàng không trong vùng khá phát triển thuận tiện di chuyển khách du lịch trong nước và quốc tế. Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế quan trọng của Việt Nam, trong vùng còn có các sân bay quan trọng khác như Quy nhơn, Nha Trang, Plâyku, Buôn Mê Thuật, Liên Khương, Trà Nóc...

+ Cảng biển: Trong vùng có nhiều cảng biển quốc tế quan trọng như các cảng Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Sài Gòn, Cần Thơ. Các cảng biển này có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khách du lịch quốc tế và nội địa.

3.3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành do lịch của vùng khá hoàn thiện. trong những năm qua rất nhiều các dự án phát triển du lịch đã được triển khai như dư án 1,9 tỷ USD đầu tư vào khu du lịch Đan Kia (Đà Lạt) dự án 4,3 tỷ USD đầu tư vào đảo Phú Quốc… Bên cạnh đó là hàng ngàn khách sạn, biệt thự, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh du lịch mọc lên ở khắp các tỉnh thành trong vùng.

3.3.4.Các sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

3.3.4.1.Sản phẩm du lịch đặc trưng 3.3.4.2.Địa bàn hoạt động chủ yếu 3.3.4.3.Các trung tâm lưu trú chủ yếu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN ĐỊA LÝ (Trang 46 - 53)