3.2.2.1/ Định giá doanh nghiệp chính xác.
Một trong những nguyên nhân nổi bật của sự chậm trễ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
Theo điều tra của Ban kinh tế Trung ương, tổng thời gian để hoàn thành việc cổ phần hoá một doanh nghiệp Nhà nước tính từ khi thành lập Ban đổi mới là 512 ngày (năm 2002) và 415 ngày (năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004).
Trong đó, thời gian từ khi thành lập Ban đổi mới cho đến khi tiến hành việc định giá trị doanh nghiệp chiếm 32% và từ khi định giá cho đến khi công bố giá trị doanh nghiệp chiếm 30,6%.
Tất cả đều thừa nhận, giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn. Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn chứng từ, không sổ sách nên không thể xác nhận được.
Những yếu tố tác động lên giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố.
Thứ nhất là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khi định giá trị tài
dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai. Do đó, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi mua doanh nghiệp.
Thứ hai là xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Đầu
tư có nghĩa là mua tương lai, và là hoạt động có tính rủi ro. Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư.
Thứ ba là sự lành mạnh của tình hình tài chính. Một doanh nghiệp
có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác các nhà đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu sẽ khó tìm được người mua hoặc phải bán với giá rất thấp. Nhà đầu tư trả giá thấp để có thể đạt được một tỉ suất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu.
Thứ tư là hiện trạng của tài sản hữu hình. Tài sản hữu hình là
những trang thiết bị cũ hay mới, trình độ công nghệ như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường về mặt chi phí sản xuất và chất lượng.
Điều này sẽ quyết định thị phần của doanh nghiệp, và trực tiếp ảnh hưởng đến dòng doanh thu và lợi nhuận mong đợi sẽ kiếm được trong tương lai. Nếu hàng tồn kho không phù hợp với hướng hoạt động mới thì chi phí giải quyết hàng tồn kho sẽ làm tăng chi phí hoạt động hay làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Yếu tố thứ năm là tài sản vô hình. Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Các công ty danh tiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung một sản phẩm mới ra thị trường. Một sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín bao giờ giá cả cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại khác của các công ty vô danh. Bên cạnh đó yếu tố nhân sự cũng được kể đến khi định giá doanh nghiệp.
Trong thời đại ngày nay, mọi thứ đều cơ bản được quyết định bởi năng lực hoạt động của con người. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được trình độ công nghệ như đối thủ, tuy nhiên để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắn trong lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải xây dựng được văn hoá tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Do đó vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp.
Yếu tố này được quan tâm khi định giá là lẽ tất nhiên, vì nó quyết định năng suất lao động, một yếu tố chi phí của đầu vào, đồng thời nó cũng quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm cũng như khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Những phương pháp định giá nào khả thi?
Hiện nay do thị trường chứng khoán ở nước ta đang ở giai đoạn sơ khai nên doanh nghiệp không thể định giá dựa trên các chuẩn mực của thị trường chứng khoán như ở các nước phát triển.
Dưới đây, xin nêu một số phương pháp thường được sử dụng để định giá trị doanh nghiệp dựa trên số liệu kế toán ở các nước.
Một, phương pháp dựa trên giá trị tăng thêm (VAM -The Value
Added Method). Phương pháp này thường được sử dụng trong việc sáp nhập hay mua lại công ty nhằm đạt tới giá trị thực của vốn chủ sở hữu thông qua việc đánh giá lại tài sản của công ty.
Phương pháp căn cứ vào giá trị sổ sách của tài sản thể hiện trong Bảng tổng kết tài sản hay Bảng cân đối kế toán. Những sự điều chỉnh sẽ được thực hiện nếu có sự khác biệt giữa giá trị thực và giá trị sổ sách của tài sản. Giá trị được tăng thêm phải tính đến ảnh hưởng của yếu tố thuế thu nhập công ty trước khi giá trị thực của công ty được xem xét.
Tuy nhiên, phương pháp này không đề cập đến giá trị vô hình hay những giá trị lợi thế ẩn dưới những hoạt động đã được xác lập vững chắc của công ty. Giá trị vô hình của doanh nghiệp tạo ra cho nó khả năng chiếm lĩnh thị trường hay sự thâm nhập vào thị trường mới một cách thuận lợi. Chính vì vậy chúng ta cần có phương pháp để xác định bộ phận giá trị này và giá trị vô hình phải được kể đến trong giá trị tổng thể của doanh nghiệp.
Hai, phương pháp định giá dựa vào khả năng sinh lợi của tài sản
(IRM -The Interest Return Method). Giá trị vô hình có thể được đánh giá hoặc bằng cách tiếp cận có tính chất định tính thông qua sự thương lượng giữa các bên mua bán hoặc bằng phương pháp định lượng IRM hay SPM (Superprofit Method). Căn cứ tính toán của phương pháp này dựa vào hoặc là tổng giá trị tài sản trừ thuế hoặc chỉ tính giá trị ròng của công ty.
Khi sử dụng IRM, tỉ suất sinh lợi trên giá trị tài sản hay trên vốn chủ sở hữu nên được xác định rõ ràng và căn cứ vào ít nhất là số liệu của 3 năm hoạt động gần nhất. Lợi nhuận thu được nên cho trọng số sao cho lợi nhuận của năm gần hơn thì quan trọng hơn so với lợi nhuận của những năm trước đó đối với việc định giá trị. Tiếp theo, phương pháp tính toán sẽ dựa vào thu nhập trên vốn chủ sở hữu, không căn cứ vào tổng giá trị tài sản.
Ba, phương pháp định giá dựa trên lợi nhuận siêu ngạch (SPM -
The Superprofit Method). SPM là một phương pháp khác để định giá trị công ty thông qua giá trị vô hình. Doanh nghiệp là một tổ chức tạo ra thu nhập, và cơ sở tạo ra lợi nhuận siêu ngạch hoặc là tổng giá trị tài sản hoặc chỉ là vốn chủ sở hữu. Thông thường theo các nghiên cứu bán thực nghiệm thì giá trị vô hình được tính gấp 4 lần lợi nhuận siêu ngạch.
Do hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù nên việc lựa chọn phương pháp định giá sẽ phải kể đến yếu tố đặc thù của ngành và doanh nghiệp. Trong phương pháp thứ hai và ba, vấn đề cốt lõi nằm trong việc xác định suất sinh lợi cần thiết cho vốn đầu tư. Việc xác định suất sinh lợi cần thiết phải căn cứ vào điều kiện của thị trường vốn tại thời điểm định giá.
3.2.2.2/ Phát hành với số lượng và xác định giá khởi điểm hợp lý.
Đây là một trong những yếu tố quan trong nhất trong đợt phát hành vì nếu phát hành với số lượng và giá khởi điểm hợp lý sẽ tạo tính an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đem lại vị thế cao cho doanh nghiệp vì khi đó cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được đánh giá đúng thực chất với năng lực tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư năm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức phát hành cần cân nhắc khi đưa ra quyết định số lượng và giá khởi điểm của cổ phiếu một cách khách quan và chính xác nhất.
3.2.2.3/ Phân tích kỹ lưỡng thị trường chứng khoán tại thời điểm phát hành
Thị trường chứng khoán là cái nôi để để chứng khoán phát hành tồn tại và phát triển, vì vậy trước khi đưa ra quyết định phát hành chứng khoán với số lượng là bao nhiệu, tại thời điểm nào, với giá khởi điểm là bao nhiêu để có được kết quả tốt nhất từ đợt phát hành thì cần phải phân tích biến động của thị trường chứng khoán, những yếu tố có ảnh hưởng tới, tác động tích cực hay tiêu cực tới thị trường chứng khoán tại thời điểm đó và dự báo trong cho tương lai để tránh được những rủi ro hoặc đề ra biện pháp giảm thiểu rủi ro trong trường hợp rủi ro khi phát hành. Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng, các phương pháp dự báo, phân tích đô nhạy…để có được kết quả phân tích là cao nhất.
Thu thập, xử lý các thông tin về doanh nghiệp, thị trường và môi trường pháp lý có liên quan một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất như một tiêu đề quan trọng để tổ chức xây dựng phương án phát hành CP.
Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền về doanh nghiệp, về phương án phát hành và các thông tin khác cần thiết. Đặc biệt, việc đăng tải các thông tin về phương án phát hành trên các phương tiện thông tin thích hợp và với thời lượng dài là rất có ý nghĩa trong quảng bá doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng…
KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường mà các doanh nghiệp đã tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng trong suốt thời gian qua ta thấy được thành tựu của một đợt phát hành đạt hiệu quả đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp là rất lớn vì mục tiêu quan trọng nhất của việc phát hành cổ phiếu nói chung và IPO nói riêng là làm sao để doanh nghiệp thu được một lượng vốn tối đa và sau đó sử dụng lượng vốn huy động này để thực hiện các kế hoạch phát triển đã được vạch sẵn. Nếu tiến hành IPO thành công, doanh nghiệp vừa có thể huy động được vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, lại vừa có thể quảng bá, khuếch trương hình ảnh, tên tuổi của mình một cách rộng rãi hơn trong giới đầu tư. Tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành IPO không phải doanh nghiệp nào cũng đạt thành công trong đợt phát hành, từ
thực trạng điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong mỗi đợt phát hành cổ phiếu, đặc biệt là IPO.
Có hai yếu tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp khi tiến hành IPO cần phải quan tâm, đó là việc xác định giá trị doanh nghiệp để từ đó xác định giá khởi điểm của cổ phiếu trong đợt IPO; thứ 2 là việc xác định thời điểm nào thực hiện IPO là thích hợp nhất để sau đó nhà đầu tư sẽ đón nhận một cách niềm nở. Doanh nghiệp cần phải xác định rõ 2 yếu tố này để đảm bảo sự thành công cho đợt IPO của mình. Một tấm gương lớn cho việc lựa chọn thời điểm IPO chính là đợt IPO của Tập đoàn Bảo Việt Đó là quãng thời gian mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang suy giảm sau một thời gian tăng nóng đầu năm và nhà đầu tư tràn ngập một tâm lý lo âu. Việc lựa chọn thời điểm như vậy để tung ra 60 triệu cổ phiếu đã khiến cán cân cung cầu mất thăng bằng và phần nào gây những tác động tiêu cực cho thị trường tại thời điểm bấy giờ, và minh chứng cho việc định giá trị doanh nghiệp không chính xác là Tổng công ty SABECO và Ngân hàng Ngoại Thương..
Các doanh nghiệp IPO sau này có thể lấy Bảo Việt, SABECO và Vietcombank như một bài học cần thiết để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho doanh nghiệp mình trước mỗi đợt IPO.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – T.S Từ Quang Phương ; PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt.
2. Giáo trình Thị trường vốn – T.S Phạm Văn Hùng
3. Giáo trình Kiến thức cơ bản về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán 4. Website: http://tincophieu.vn
www.tinnhanhchungkhoan.vn