Tổ chức hạch toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần KAD Việt Nam (Trang 31 - 34)

Khái niệm: Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Tài sản cố định phải có giá trị sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

Đặc điểm tài sản cố định của công ty: Công ty dệt kim Đông Xuân là một Công ty sản xuất kinh doanh ngành dệt kim xuất khẩu do đó TSCĐHH trong công ty chủ yếu là nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, máy may…phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. So với các Công ty khác trong cùng nghành dệt kim thì TSCĐHH của Công ty tương đối lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại.

Phân loại tài sản cố định trong công ty:

- Theo nguồn hình thành:

+ Nguồn ngân sách + Nguồn bổ sung + Nguồn khác

-Theo đặc trưng kỹ thuật :

+ Nhà cửa vật kiến trúc + Phương tiện vận tải + Máy móc thiết bị

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.

Đánh giá TSCĐHH

Công ty dệt kim Đông Xuân áp dụng 2 hình thức đánh giá TSCĐHH theo nguyên giá TSCĐHH và theo giá trị còn lại của TSCĐHH.

- Đánh giá theo nguyên giá TSCĐHH

= +

- Đánh giá TSCĐHH theo giá còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ –

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký - Chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. Trường hợp ghi bảng kê, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê vào Nhật ký - Chứng từ. Chi phí phát sinh nhiều lần mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc trước hết tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan.

Cuối tháng khóa sổ các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ và lấy số tổng cộng của Nhật ký - Chứng từ trực tiếp vào sổ Cái.

Với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi vào Nhật ký - Chứng từ hoặc bảng kê được chuyển sang kế toán chi tiết để vào sổ hoặc thẻ chi tiết các tài khoản liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ chi tiết là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu sổ Cái.

Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- Chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần KAD Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w