Chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Áp dụng công nghệ thủy canh trong trồng rau diếp xanh.docx (Trang 31 - 36)

Áp dụng công nghệ thủy canh có thể làm thay đổi lĩnh vực hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp là rau an toàn, chuyên cung cấp chủ yếu cho các chợ, tuy nhiên, khái niệm “rau an toàn” này chưa thực sự hiểu đúng nghĩa lắm, vì phương pháp trồng chủ yếu là thổ cah, rau vẫn chưa đáp ứng đúng các yêu cầu “an toàn’ thực sự. Áp dụng thủy canh có thể làm thị trường doanh nghiệp chuyển đổi, tấn công sang thị trường tiêu thụ rau sạch thực sự với giá cao hơn, chi phí cho phân phối và marketing cũng tăng lên.

k. Việc làm

Hiện tại, nhân sự công ty chiếm phần lớn là lao động phổ thông và rất ít kỹ sư tay nghề cao, phần lớn các kỹ sư này tập trung vào công việc điều khiển hệ thống. Công nghệ thủy canh sẽ làm đảo ngược tỷ lệ này, kỹ sư tay nghề cao sẽ chiếm số đông, lao động phổ thông sẽ giảm đáng kể.

20.Quá trình đổi mới công nghệ

Theo mô hình tuyến tính, chuỗi quá trình đổi mới công nghệ bao gồm:

21.

Sau khi công nghệ thủy canh được thực hiện, công nghệ khí canh sẽ tiếp tục được nghiên cứuvà bắt đầu thương mại hóa.

Đổi mới công nghệ gặp khá nhiều rủi ro. Việc thương mại hóa công nghệ thủy canh đã thành công ở khá nhiều quốc gia, tuy nhiên, liệu công nghệ này có thành công hay không tại thị trường Việt Nam? Theo phân tích thì các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của đổi mới bao gồm:

• Sự thích ứng với thị trường

• Sự thích ứng với khả năng kinh doanh

• Sự quan tâm của ban lãnh đạo

• Môi trường thuận lợi

• Tổ chức phù hợp

Sự thành công việc đổi mới công nghệ phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận sản phẩm của thị trường, doanh nghiệp, công nghệ, sản phẩm. Mặc khác, đổi mới công nghệ cũng mang nhiều thách thức. Sự phân phối lợi ích khi thực hiện đổi mới:

Việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp rất dễ bị bắt chước, khi công nghệ được phổ biến rộng rãi, trong quá trình quảng bá hình ảnh mô hình vận hành được phổ biến, kỹ sư tham gia quá trình đổi mới tiết lộ kiến thức, bí quyết đổi mới. Tuy nhiên, một số điểm sau có thể tạo rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh:

• Thời gian triển khai: hiện tại, công ty đang triển khai và áp dụng thủy canh đầu tiên tại Việt Nam. Phải mất ít nhất là 1 năm để việc triển khai hoàn toàn đi vào

hệ thống với nguồn nhân lực, hệ thống phân phối, hình ảnh nguyên vật liệu được ổn định. Một công ty nếu muốn gia nhập, thời gian tiêu tốn ít nhất cũng phải là 1 năm, trong khoảng thời gian này, công ty đã bắt đầu nghiên cứu sang giai đoạn tiếp theo của thủy canh là khí canh. Mặc khác, nếu công ty đối thủ bắt đầu với công nghệ khí canh thì vẫn phải tiêu tốn khoảng thời gian tương tự để xây dựng và ổn định hệ thống.

• Lợi thế người đi trước: là đơn vị đầu tiên triển khai công nghệ này tại Việt Nam, việc khẳng định thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng (top of mind) tạo lợi thế cạnh tranh vững cho doanh nghiệp.

• Khả năng tài chính: đổi mới công nghệ yêu cầu sự đầu tư ban đầu khá lớn. Chỉ các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh mới có thể đầu tư đổi mới.

• Hệ thống phân phối: Công ty hiện đã có mạng lưới phân phối rộng, đồng thời đang phát triển thêm hệ thống phân phối mới đánh vào thị trường rau sạch cung cấp cho hệ thống nhà hàng, siêu thị. Một công ty nếu muốn gia nhập phải tốn không ít thời gian xây dựng hệ thống phân phối này

• Thương hiệu, hình ảnh: Công ty đã thành lập và định hình hơn 10 năm, một công ty mới gia nhập không dễ dàng để có được hình ảnh và sự tin cậy để có thể cạnh tranh được.

22.Chiến lược đổi mới cho công nghệ thủy canh:

Hiện tại, lợi thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp: giá rẻ do doanh nghiệp tận dụng được chi phí thấp nhờ lợi thế quy mô.

Sau khi áp dụng công nghệ thuỷ canh, lợi thế cho rau diếp chuyển sang lợi thế rau sạch và an toàn.Tuy nhiên lợi thế về giá mất đi. Nhu cầu chủ yếu của người dân thành phố hiện nay là có sản phẩm sạch đáp ứng được nhu cầu, đồng thời, trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, nhà nhà đều muốn tiết kiệm tối đa chi phí. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu này?

Vậy, liệu chúng ta có buộc phải chọn, hy sinh một trong hai, hoặc lợi nhuận, hoặc thị phần khi áp dụng công nghệ mới này?

Nếu ta bỏ qua công nghệ thuỷ canh, rất có thể doanh nghiệp đang phải đối đầu với một bài toán nan giải về chất lượng sản phẩm. Thị trường đang rất

khan hiếm rau sạch, và với điều kiện trồng trọt cũng như khí hậu hiện tại thì việc đảm bảo chất lượng cho rau là ngoài khả năng, cộng thêm việc phải cạnh tranh với hàng loạt nguồn rau nhỏ lẻ từ các tỉnh khiến doanh nghiệp phải luôn thắt chặt các chi phí, và rất khó khăn trong việc giữ nguyên được chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chuyển đổi toàn bộ sang trồng rau theo phương pháp thuỷ canh, thì mức độ rủi ro cho doanh nghiệp là khá lớn nếu thị trường không chấp nhận sản phẩm mới. Như vậy, nếu dùng hết nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp có vẻ như là một biện pháp không hề khôn ngoan. Do đó, chúng tôi đề nghị chúng ta nên trồng thử nghiệm 0.5 ha đất cho loại rau diếp. Hiện đây là loại rau chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, rất dễ thích nghi, phương pháp trồng đơn giản và khá phổ biến trên thị trường nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm địa điểm phân phối. Sau khi thử nghiệm, nếu công nghệ thành công thì chúng tôi sẽ nhân rộng sang các loại rau khác.

5. Ma trận SWOT

Để phân tíchcho công nghệ mới này,ta xem xét ma trận SWOT cho doanh nghiệp sau khi áp dụng thuỷ canh:

Điểm mạnh:

1. Chất lượng rau tốt, đảm bảo được vệ sinh

2. Sản lượng ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

3. Thị trường đã được tạo lập sẵn, không tốn thời gian để thiết lập mạng lưới phân phối.

4. Khả năng tài chính tốt.

5. Nguồn nhân lực trình độ cao. Điểm yếu:

1. Giá cao.

2. Mạng lưới phân phối yếu đi.

3. Cấu trúc công ty cồng kềnh hơn.

4. Phụ thuộc nhiều hơn vào nhà cung cấp điện, nước.

5. Thêm sức ép từ nhà cung cấp giống, khách hàng mới. Cơ hội:

1. Có khả năng thâm nhập khúc thị trường rau sạch, an toàn.

2. Khả năng cạnh tranh tốt về chất lượng.

3. Cơ hội quảng bá công ty bằng hình ảnh công ty đi đầu trong áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp.

4. Tận dụng được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

5. Tạo dựng hình ảnh công ty xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

6. Tăng thêm thị phần. Đe dọa:

1. Rủi ro thất bại.

2. Dễ bị đánh bật ra khỏi thị trường.

3. Khả năng mất thị phần cũ.

4. Nguy cơ mắc lỗi hệ thống.

5. Khả năng không khai thác hết công suất do chưa khai thác được thị trường.

Cơ hội(O) Đe dọa(T)

Điểm mạnh(S) S/O

-Xây dựng chiến lược phân phối để thâm nhập vào khúc thị trường mới cho rau sạch, an toàn.

-Chiến lược marketing quảng bá hình ảnh sản phẩm xanh sạch, thân thiện môi trường.

S/T

-Sử dụng thương hiệu xây dựng được để giảm bớt áp lực từ phía khách hàng và nhà cung cấp.

- Phát triển thị trường mới, đảm bảo khai thác hết công suất.

Điểm yếu(W) W/O

Một phần của tài liệu Áp dụng công nghệ thủy canh trong trồng rau diếp xanh.docx (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w