khô của công ty Thái Sơn
5.2.1 Tỷ giá hối đoái
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng USD, nên trong phần tỷ giá hối đoái tôi chỉ phân tích tình hình biến động của tỷ giá USD/VND.
Do hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty diễn ra không thường xuyên, chỉ diễn ra một vài tháng trong năm. Chính vì vậy mà khi nào công ty phát sinh kim ngạch với tỷ giá mới thì tôi mới đưa vào biểu đồ nghiên cứu. Cho nên, khi nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ giá hối đoái không phải là những đường dài nối liền mà nó bịđứt khúc.
Biểu đồ 5.2: Sự biến động của tỷ giá hối đoái giai đoạn 2006-2008
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động, không chỉ diễn ra trong cùng một năm mà giữa năm này với năm khác cũng có sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là năm 2008, tỷ giá tăng lên hơn 16.500 đồng. Năm 2006, 2007 tỷ giá USD/VND nằm trong khoảng 16.100- 16.200 đồng, nhưng đến năm 2008 thì tỷ giá hối đoái thay đổi, có lúc tăng lên đến mức
15500 16000 16500 17000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tháng VND
Bảng 5.4: Tỷ giá hối đoái
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2008/2006 Kim ngạch (1000USD) 316,62 4.556,62 3.432,10 -
Tỷ giá bình quân năm (Đồng) 16.129,00 16.108,00 16.649,00 -
Thay đổi tỷ giá hối đoái (%) - - 0,13 3,36 3,22
Tỷ giá năm do ngân hàng nhà
nước công bố 16.058,00 16.018,00 17.400,00 -
Để thuận tiện hơn trong việc phân tích và so sánh giữ các năm với nhau , tôi tiến hành tính tỷ giá hối đoái cho cả năm. Để có thể loại bỏ được các yếu tố bên ngoài như tính mùa vụ,… tôi tính tỷ giá hối đoái cả năm theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính:
Tỷ giá năm X theo phương pháp bình quân gia quyền
∑ ∑ = = X X n i i XKi KN KN T 1 ) * ( Trong đó:
T XKi: Tỷ giá hối đoái xuất khẩu tại thời điểm KNi: Kim ngạch tại thời điểm tỷ giá hối đoái
∑KNX: Tổng kim ngạch xuất khẩu của năm X.
Tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động, và sự biến động của tỷ giá hối đoái là do chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: Tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình thất nghiệp, tình hình cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tình hình lạm phát, lãi suất, chính trị, an ninh, khủng bố,... Các loại thông tin này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng, tác động đến tỷ giá hối đoái.
Để có thể tính được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến doanh thu như thế nào và nó tác động với tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu. Tôi tiến hành chuyển doanh thu từ USD sang VND, sử dụng tỷ giá bình quân gia quyền của năm.
Công thức tính:
Lấy năm gốc là năm 2006.
Kim ngạch hiện hành năm X theo VND= Kim ngạch X * tỷ giá nămX. Doanh thu thực năm X theo VND= Kim ngạch X * tỷ giá năm gốc.
Chênh lệch KN doanh thu X = Kim ngạch hiện hành X – kim ngạch thực X.
Thay đổi tỷ giá tác động đến KN = *100% X X KN KN Σ Δ
Trong đó:
KN
Δ X: Chênh lệch kim ngạch năm X
ΣKNX: Tổng kim ngạch năm X
Bảng 5.5: KN hiện hành, thực và chênh lệch kim ngạch giai đoạn 2006-2008 ĐVT: 1.000.000 VND
Năm 2007, kim ngạch do chênh lệch tỷ giá giảm hơn 95,5 triệu VND. Do năm 2007 tỷ giá hối đoái giảm đi 0,13 % so với năm 2006.
Sang năm 2008, kim ngạch do chênh lệch tỷ giá tăng hơn 1,7 tỷ VND. Do năm 2008 tỷ giá hối đoái tăng lên 3,22 % so với năm 2006.
Năm 2007, sự thay đổi giảm tỷ giá hối đoái đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá của công ty. Cụ thể là năm 2007 tỷ giá hối đoái đã làm giảm 0,13 % kim ngạch. Sang năm 2008, tỷ giá hối đoái đã góp phần làm tăng kim ngạch cho mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn lên 3,12 %.
Qua phân tích trên thì tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã tìm hiểu các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và bán hàng, thì các các loại chi phí phát sinh đều được thanh toán bằng tiền Việt Nam, và cũng không thanh toán kiểu khoán theo kim ngạch. Điều này cho thấy được tỷ giá hối đoái không tác động đến chi phí. Do đó tỷ lệ phần trăm mà tỷ giá hối đoái tác động đến kim ngạch cũng chính là tỷ lệ mà tỷ giá hối đoái tác động đến lợi nhuận của công ty.
Tiếp theo tôi sẽ phân tích chênh lệch kim ngạch của công ty khi công ty áp dụng theo tỷ giá bình quân gia quyền mà không áp dụng theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước cung cấp.
Công thức tính:
KN
Δ X( VND)= ΣKNX(USD) *(Tx-T’x).
Trong đó:
KN
Δ X(VND): Chênh lệch kim ngạch theo việt nam đồng.
ΣKNX(USD): Tổng kim ngạch của năm X tính theo đồng đô la mỹ. Tx: Tỷ giá hối đoái bình quân gia quyền năm X .
T’x: Tỷ giá hối đoái theo ngân hàng nhà nước công bố năm X.
Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi tỷ giá tác động đến
KN (%) Năm 2006 5.106,76 5.106,76 - -
Năm 2007 73.398,03 73.493,72 -95,69 -0,13
Bảng 5. 6: Chênh lệch KN(VND) khi tính bàng TGBQGQ so với TG của NH ĐVT: 1.000 VND
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch do dùng tỷ giá bình
quân gia quyền của công ty
22.480,02 410.095,80 -2.577.507,10
Nhìn vào bảng 5.6 ta thấy công ty tính theo giá bình quân gia quyền thì có lợi trong năm 2006 và năm 2007, điều này chứng tỏ công ty thu ngoại tệ ngay tại thời điểm tỷ giá USD/VND cao. Nhưng sang năm 2008 thì công ty thiệt hại hơn 2,5 tỷ VND, điều này cho thấy công ty đã thu ngoại tệ vào lúc tỷ giá thị trường thấp. Tuy công ty có lợi trong 2 năm nhưng phần thiệt hại trong năm 2008 thì cao hơn lợi nhuận thu được. Vì vậy khi công ty tính kim ngạch theo tỷ giá bình quân gia quyền thì thiệt hại hơn 2 tỷ VND so với việc tính theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố.
Tóm lại: Tỷ giá hối đoái là nhân tốảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ làm giảm hoặc tăng kim ngạch từđó sẽ tác động đến lợi nhuận. Cụ thể năm 2007, tỷ giá hối đoái giảm đã làm giảm lợi nhuận xuống 0,13 %, năm 2008 thì tỷ giá hối đoái tăng lên làm cho lợi nhuận tăng 3,12 %.
Nếu công ty dự đoán được xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái thì điều này sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đề ra các chiến lược để ngăn chặn sự rủi
ro về thay đổi tỷ giá trong kinh doanh xuất khẩu.
5.2.2 Giá bán
Bảng 5.7: Bảng số lượng và giá bán mặt hàng cá khô năm 2006-2008
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Trên đây là bảng tổng hợp giá bán của cả 4 loại cá khô mà công ty đang kinh doanh giai đoạn 2006-2008.
Nhìn vào bảng 5.7 ta có thể thấy được năm 2006 công ty chủ yếu tiêu thụ mặt hàng cá khô chỉ vàng. Sở dĩ chỉ có cá chỉ vàng được tiêu thụ là do lúc đó mặt hàng này chỉđược xuất khẩu sang thị trường Nga, mà thị trường Nga thì chủ yếu mà chủ yếu tiêu thụ cá
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số lượng (Kg) Giá cả (USD/Kg) Số lượng (Kg) Giá cả (USD/Kg) Số lượng (Kg) Giá cả (USD/Kg) Cá cơm - - 189.220,00 2,77 109.557,00 4,38 Cá mối - - 124.272,00 5,29 15.195,00 5,78 Cá nục - - 81.756,00 5,24 80.447,40 6,04 Cá chỉ vàng 51.642,00 6,13 394.962,00 7,46 312.377,90 7,61 Tổng 51.642,00 6,13 790.210,00 5,76 517.577,30 6,63
khô chỉ vàng. Nên giai đoạn đầu công ty chỉ đưa mặt hàng cá chỉ vàng sang tiêu thụở thị trường này mà thôi.
Năm 2007, do đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trường nên số lượng đơn đặt hàng tăng lên đáng kể và không gói gọn ở mặt hàng cá chỉ vàng mà còn mở rộng ra thêm mặt hàng cá cơm, cá mối và cá nục nữa. Tuy nhiên cá chỉ vàng vẫn là mặt hàng ưu thế, chiếm gần 400 ngàn kg, mặc dù đây là loại cá khô có giá đắt nhất, gần 7,5 USD/kg. Sang năm 2008 lượng cá khô tiêu thụ giảm hơn so với năm 2007. Thị trường chính của 4 mặt hàng cá khô này vẫn là Nga và Ukraina.
Nhìn chung thì 4 loại cá khô có mức giá rất chênh lệch nhau. Chính vì vậy mà số lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng cũng có sự khác nhau khá rõ rệt.
Bảng 5.8: Bảng % thay đổi số lượng và giá bán giai đoạn 2006 -2008
Nhìn vào bảng % thay đổi số lượng và giá cả giai đoạn 2006-2008, ta thấy năm 2008, cá cơm là mặt hàng có sự thay đổi về giá tăng hơn phân nửa, nhưng nó cũng là mặt hàng có sự biến đổi về lượng lớn, giảm hơn 40 % so với năm 2007. Còn mặt hàng cá mối tuy có sự thay đổi về giá rất thấp chỉ tăng hơn 9 %, nhưng sự thay đổi về lượng rất lớn, giảm gần 90 %.
Cá nục, là mặt hàng mà sự thay đổi về giá ảnh hưởng rất nhẹđến lượng hàng tiêu thụ. Giá cá nục năm 2008 tăng gần 1/5 nhưng lượng tiêu thụ thì chỉ giảm 2 %.
Qua bảng 5.8 ta thấy được 3 mặt hàng: Cá cơm, cá mối, cá chỉ vàng là các loại cá khô có giá rất nhạy cảm và sự thay đổi về giá sẽ dẫn đến sự biến động rất lớn về lượng.
Công thức tính:
Lấy năm gốc là năm 2006.
Kim ngạch hiện hành năm X = Q X * PX
Kim ngạch thực năm X = Q 0 * PX. (Biến động lượng) Kim ngạch thực năm X = Q X * P0. (Biến động giá)
KN Δ X = Kim ngạch hiện hành năm X – kim ngạch thực năm X. 07/06 08/07 08/06 Chỉ tiêu Lượng ( Kg) Giá (USD/kg) Lượng ( Kg) Giá (USD/kg) Lượng ( Kg) Giá (USD/kg) Cá cơm - - -42,10 58,12 - - Cá mối - - -87,77 9,26 - - Cá nục - - -1,60 15,27 - - Cá chỉ vàng 664,81 21,70 -20,91 2,01 504,90 24,14
Thay đổi tỷ giá tác động đến KN năm X= ×100% Σ Δ X X KN KN Trong đó: PX,QX : Giá và số lượng tại năm X P0, Q0 : Giá và số lượng tại năm gốc (2006) KN Δ X: Chênh lệch kim ngạch năm X ΣKNX: Tổng kim ngạch năm X
Bảng 5.9 : Sự biến động về số lượng hàng tiêu thụ tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000USD Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi lựơng tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316,57 - -
Năm 2007 4.551,61 297,46 4.254,15 93,46
Năm 2008 3.431,54 342,39 3.089,15 90,02
Sự biến động về lượng cá khô tiêu thụ tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự tăng lượng cá khô bán ra của năm 2007 so với năm 2006 đã góp phần làm tăng hơn 4 triệu USD, hơn 93 % kim ngạch năm 2007.Và năm 2008 đã làm tăng hơn 3 triệu USĐ, làm tăng 90% kim ngạch của năm 2008.
Bảng 5.10 : Sự biến động về giá bán tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000 USD Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi giá tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316.57 - -
Năm 2007 4.551,61 4.843,99 -292,38 -6,42
Năm 2008 3.431,54 3.172,75 258,79 7,54
Sự biến động về giá cá khô bán ra tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch xuất khẩucủa công ty, nhưng vẫn còn yếu hơn so với sự biến động về lượng. Năm 2007, giá bình quân gia quyền thấp hơn so với năm 2006, nên đã góp phần làm giảm gần 6,5 % kim ngạch, sở dĩ giá bình quân gia quyền năm 2006 cao hơn năm 2007 là do năm 2006 công ty chỉ xuất khẩu mặt hàng cá chỉ vàng mà đây lại là mặt hàng có giá cao nhất, nên giá bình quân gia quyền cao. Nhưng sang năm 2008, giá bình quân gia quyền tăng lên, điều này đã làm tăng hơn 7,5 % kim ngạch.
Tiếp sau đây tôi sẽ giới thiệu về tỷ trọng của từng mặt hàng cá khô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2006-2008.
Bảng 5.11: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng
Biểu đồ 5.3: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng
Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng của từng mặt hàng cá khô trong tổng kim ngạch, mặt hàng cá khô xuất khẩu chủ yếu của công ty là cá chỉ vàng, chiếm 100 % tỷ trọng năm 2006, chiếm 65 % trong năm 2007 và 69 % năm 2008. Đây là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty, đồng thời đây cũng là mặt hàng có giá cao nhất trong nhóm hàng cá khô. Do đó nếu cá chỉ vàng có bất cứ sự biến động nào về giá bán hoặc về số lượng thì nó sẽ tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch của công ty. Vì vậy tôi sẽđi sâu vào nghiên cứu sự biến động về lượng và giá của mặt hàng cá chỉ vàng .
Cách tính kim ngạch hiện hành, thực và chênh lệch thì giống với cách tính cho cả nhóm hàng cá khô. Nhưng kim ngạch năm X thì chỉ lấy kim ngạch của mặt hàng cá chỉ vàng năm X. Riêng sự thay đổi tác động đến kim ngạch, thì ta lấy tổng kim ngạch của năm X.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cá cơm - 12% 14% Cá mối - 14% 3% Cá nục - 9% 14% Cá chỉ vàng 100% 65% 69% Tổng 100% 100% 100% 14 12 3 14 14 9 69 65 100 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cá cơm Cá mối Cá nục Cá chỉ vàng
Bảng 5.12: Sự biến động về lượng cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000 USD Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi lượng tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316,57 - -
Năm 2007 2.946,42 385,25 2.561,17 56,21
Năm 2008 2.377,20 393,00 1.984,20 57,81 Sự biến động về lượng cá chỉ vàng tiêu thụ cũng tác động khá mạnh đến tổng kim ngạch, chiếm trên 50%. Cụ thể là năm 2007, lượng cá chỉ vàng được tiêu thụ tăng lên góp phần làm tăng hơn 2,5 triệu USD tác động hơn 56 % kim ngạch năm 2007, và sự tăng lượng bán năm 2008, đã làm tăng gần 58 % kim ngạch năm 2008.
Bảng 5.13: Sự biến động về giá bán cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000 USD
Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi giá tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316,57 - -
Năm 2007 2.946,42 2.421,12 525,30 11,53
Năm 2008 2.377,20 1.914,88 462,32 13,47 Sự biến động về giá cá chỉ vàng cũng tác động khá mạnh đến tổng kim ngạch, tuy nhiên sự biến động về giá tác động đến kim ngạch thấp hơn sự biến động về lượng. Cụ thể là năm 2007, giá cá chỉ vàng được tiêu thụ tăng lên góp phần làm tăng hơn 11% kim ngạch năm 2007, và sự tăng giá bán năm 2008, đã làm tăng gần 14% kim ngạch năm 2008.
Biểu đồ 5.4: Biến động về lượng của cả nhóm hàng và cá chỉ vàng tác động đến KN
Biểu đồ 5.4 phản ánh sự biến động về lượng hàng hóa tiêu thụ của cả nhóm hàng cá khô và cá chỉ vàng tác động đến tổng kim ngạch giai đoạn 2006-2008. Nhìn vào biểu đồ thì sự biến động về lượng của cá chỉ vàng tác động rất mạnh và đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch (trên 50%). 93,46 90,02 56,21 57,81 0 20 40 60 80 100 Năm 2007 Năm 2008 Cả nhóm Cá chỉ vàng %
Biểu đồ 5.5: Biến động về giá của cả nhóm hàng và cá chỉ vàng tác động đến KN
Biểu đồ 5.5 thể hiện sự biến động về giá của cả nhóm hàng cá khô và của riêng mặt hàng cá khô chỉ vàng tác động đến tổng kim ngạch của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008.
Sự tác động của cả nhóm hàng cá khô và cá chỉ vàng không phải lúc nào cũng ảnh