0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tìm hiểu về đề án quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mà Vụ tham gia

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ (Trang 31 -33 )

không giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mà Vụ tham gia thẩm định.

Một trong những dự án mà Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị tham gia thẩm định tư vấn là đế án quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Do Bộ giao thông vận tải xây dựng. Ngày 28 tháng 4 năm 2006 Bộ giao thông vận tải có văn bản số 2359/BGTVT-KHĐT trình thủ tướng Chính phủ về việc xin phê duyệt “quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Sau đó văn phòng Chính phủ có văn bản số 2968/VPCP-CN đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định trìn thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi có công văn yêu cầu các Bộ ngành có liên quan tham gia cho ý kiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thẩm định dự án sau khi nghiên cứu nội dung, tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, ý kiến của đại biểu tham dự và căn cư vào văn băn giải trình của chủ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn báo cáo Thủ Tướng Chính phủ vế nội dung bản Quy hoạch như sau:

- Mục tiêu chung là đưa vận tải hàng không trở thành loại hình giao thông vận tảu an toàn, phổ biến và thuận tiện; đóng góp tích cựu vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển đất nước. Đến năm 2020, Việt Nam trở thành một trong 5 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về hàng không.

- Tăng cường mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế ra khắp khu vực trên thê giới với mạng lưới đượng bay tầm xa (đi Châu âu, Châu Mỹ, Châu Phi…).Tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa,mở các đường bay liên vùng.

- Đến năm 2015 tổng số lượng máy bay là khoảng 92-105 chiếc trong đó sở hữu từ 55-64 chiếc, và đến năm 2020 la khoảng 122-143 chiếc trong đó sở hứu trên 50%.

- Mạng lưới cảng hàng không toàn quốc đến năm 2015 có 23 cảng được đưa vào khai thác, sử dụng tróng đó có 6 cảng hang không quốc tế (Nội Bài, Cát Bi, Đà Nắng,Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Long Thành). Tổng diện tích đất là 14.934 ha.

- Tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ máy bay nhằm giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Đến năm 2020 đảm bảo tự chủ hoàn toàn trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay trong nước và mở rông dịch vị ra nước ngoài. Đến năm 2015 nghiên cứu tham gia chế tạo một số phụ tùng, phụ kiện. Sau năm 2020 tiến hành sản xuất máy bay nhỏ mang thương hiệu Việt Nam.

- Đến năm 2015 phải hoàn thành việc đổi mới mô hình tổ chức, cổ phần hoá các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của thi trường.Việt Nam Airlines phải trở thành một trong những hang hang không hang đầu khư vực có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới, có hình ảnh và bản sắc riêng.

- Các doanh nghiệp vân tải hàng không nghiên cứu cổ phần hoá Việt Nam Airlines trên quan điểm Nhà nước vẫn giữ giá trị cổ phần chi phối. Tiếp tục phát triển Pacific Air lines theo hướng hàng không cổ phần giá rẻ. Phát triển công ty bay dịch vụ VASCO theo hướng kết hợp với chuyển phát nhanh…. Trong giai đoạn nay tuy thuộc vào nhu cầu thi trường sẽ cho phép thành lập thêm một số hãng hàng không nội địa v à quốc tế.

- Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích trong năm 2007. hoàn thành việc chuyển đổi mô hình cơ chế hoạt động cụm cảng hàng không và trung tâ quản lý bay dân dụng Viêt Nam. Sau năm 2007, tíêp tục triển khai

các xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật thương mại tại các cảng hàng không quốc tế. Đến năm 2010 tiến hành chuyển một số đơn vị sang hạch toan độc lập. Nghiên cứu phân định các dịch vụ hàng không và phi hàng không. Thành lập tập đoàn hàng không trên cơ sở Tổng công ty hàng không Việt Nam và công ty khác.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu và có trình độ làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiên đại cũng như công tác sản xuất kinh doanh. Tăng cường cơ sở vật chất cho tất cả các cơ sở đào tạo trong ngành, tiến tới mỏ rộng tham gia đáo tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học cho các nước khác. Dự kiến nguồn nhân lực toàn ngành đến năm 2015 sẽ có khoảng 30.000 lao động, tăng bình quân 4,5%/năm. Trong năm 2006 đã thành lập được học viện hàng không để đáo tạo ra những phi công có đủ năng lực điều hành bay giảm dần sự ohụ thuộc vào nước ngoài.

- Tổng vốn đầu tư đến năm 2015 la khoảng 123.000 tỷ đồng tương đương 7,6 tỷ USD.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ (Trang 31 -33 )

×