Nhà cung ứng :

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về ổn định và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

Để có thể ổn định và phát triển, không thể không quan tâm đến vai trò của các nhà cung ứng. Nhà cung ứng là người cung cấp nguồn hàng, nguồn nguyên vật liệu.. các hoạt

động kinh doanh của Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng. Vì vậy, cần phải thiết lập các mối quan hệ thật vững chắc với các nhà cung ứng.

Đối với Doanh nghiệp Thương mại, việc tổ chức nguồn hàng nhằm tạo điều kiện vật chất cho lưu chuyển hàng hoá để lưu thông được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần thực hiện chức năng và mục tiêu của Doanh nghiệp. Đồng thời cũng còn thể hiện sức mạnh kinh tế của Doanh nghiệp để cạnh tranh với Doanh nghiệp khác trên thị trường. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay nhiều nhà cung ứng, mỗi một lựa chọn đều có những ưu nhược điểm khác nhau.

Nếu Doanh nghiệp thiết lập quan hệ với một người cung ứng thì sẽ có những ưu điểm sau:

+ Quan hệ dễ dàng

+ Thuận tiện trong việc theo dõi các hoạt động cung ứng. + Giảm chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên, cũng có nhược điểm như: Dễ gây khó khăn cho Doanh nghiệp, vì khi đó Doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào một nhà cung ứng.

Nếu Doanh nghiệp thiết lập quan hệ với nhiều nhà cung ứng thì sẽ có những ưu điểm sau:

+ Có quyền lựa chọn cho mình nhà cung ứng tốt nhất trên cơ sở so sánh về các mặt như giá cả, chất lượng sản phẩm giữa các nhà cung ứng.

+ Doanh nghiệp được đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Để lựa chọn người cung ứng cho Doanh nghiệp cần dựa vào các nguyên tắc sau: + Không hoàn toàn phụ thuộc vào một người cung ứng để tạo ra sự lựa chọn tối ưu. + Cần theo dõi thường xuyên về tình hình Tài chính, khả năng sản xuất và khả năng cung ứng của người cung ứng hàng hoá.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về ổn định và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)