Các công cụ cần thiết để lập trình Android

Một phần của tài liệu Đồ Án ứng dụng Lịch Việt trên hệ điều hành Android và nghiên cứu kỹ thuật lập trình trên Android (Trang 56 - 60)

Trước tiên ta cần 1 IDE để lập trình (nói dễ hiểu là 1 công cụ soạn thảo, gỡ lỗi và biên dịch mã nguồn). Ở đây tôi sử dụng Eclipse IDE vì nó chạy được trên nhiều hệ điều hành như Window, Mac, Linux và nó là 1 IDE đa ngôn ngữ, hỗ trợ các ngôn ngữ như C/C+, Java, Cobol, Python,...

Địa chỉ download: http://www.eclipse.org/downloads/

Vì Eclipse là phần mềm viết trên java và lập trình android cũng sử dụng java làm ngôn ngữ chính cho nên cần phải có bộ thư viện của java (JDK)

Download tại địa chỉ:

http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/index.html Cuối cùng là cần phải có gói công cụ và thư viện của android về để có thể lập trình trên android (Android SDK)

Địa chỉ download: http://developer.android.com/sdk/index.html

Android Emulator

Android SDK và Plugin Eclipse được gọi là một Android Deverloper Tool(ADT).

Các Android coder sẽ cần phải sử dụng công cụ IDE(Integrated Development Environment) này để phát triển , debugging và testing cho ứng dụng. Khi khởi chạy ứng dụng, nó sẽ khởi chạy một Emulator.

Android Emulator được trang bị đầy đủ hầu hết các tính năng của một thiết bị thật. Tuy nhiên, một số đã bị giới hạn như là kết nối qua cổng USB, camera và video,nghe phone, nguồn điện giả lập và bluetooth.

Android Emulator thực hiện các công việc thông qua một bộ xử lý mã nguồn mở, công nghệ này được gọi là QEMU (http://bellard.org/qemu/) được phát triển bởi Fabrice Bellard.

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LỊCH VIỆT TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID 3.1. Giới thiệu về Lịch Âm

Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của âm lịch thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Saudi lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại.

Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là "âm lịch", trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Hiện nay, trong tiếng Việt, khi nói tới âm lịch thì người ta nghĩ tới loại lịch được lập dựa trên các cơ sở và nguyên tắc của lịch Trung Quốc, nhưng có sự chỉnh sửa lại theo UTC+7 thay vì UTC+8. Nó là một loại âm dương lịch theo sát nghĩa chứ không phải âm lịch thuần túy. Do cách tính âm lịch đó khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác.

Do âm lịch thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là năm âm lịch.

Phần lớn các loại lịch khác được gọi là âm lịch trên thực tế chính là âm dương lịch; các ví dụ như thế có lịch Trung Quốc, lịch Do Thái và lịch Hindu cũng như phần lớn các loại lịch được sử dụng thời cổ đại.

Tất cả các loại lịch trên đều có số tháng không cố định trong mỗi năm. Lý do là mỗi năm dương lịch trên thực tế không chia hết cho tháng âm lịch, vì thế nếu không có sự chỉnh sửa bằng cách thêm các tháng nhuận vào thì các mùa sẽ bị

trôi dạt dần sau mỗi năm qua đi. Sự chỉnh sửa này tạo ra tháng thứ 13 của năm sau mỗi 2 hay 3 năm âm dương lịch.

Việt Nam bắt đầu sử dụng lịch Trung Quốc vào thời Bắc thuộc, tuy nhiên sau nhiều giai đoạn các nhà Lý, Trần, Hồ, Lê… thì đến năm 1976 cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7, do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.

Một phần của tài liệu Đồ Án ứng dụng Lịch Việt trên hệ điều hành Android và nghiên cứu kỹ thuật lập trình trên Android (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w