Trong chương III đã đề xuất mô hình điều khiển thích nghi sử dụng cơ chế ECIMD, thay thế cho AIMD của TCP. Nghiên cứu cơ chế ECIMD trong tình huống việc điều khiển giá trị cửa sổ khi có lỗi đơn cho thấy cơ chế này mang lại thông lượng tốt hơn so với AIMD, là cơ chế cốt yếu của của TCP để kiểm soát tắc nghẽn.
Chương này cũng đã đề xuất phương pháp tính giá trị thời gian khứ hồi gói tin, dựa trên việc quan tâm đến sự ảnh hưởng của các mẫu có giá trị nhất.
Mô hình đề xuất đã được áp dụng để xây dựng một giao thức họ TCP là WRCAP và thử nghiệm mô phỏng trong môi trường NS đạt hiệu suất cao hơn, có khả năng phát hiện, phân biệt và phòng lỗi hiệu quả hơn so với các kết quả nghiên cứu đang sử dụng hiện nay trong các giao thức họ TCP.
KẾT LUẬN
Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu và đề xuất một mô hình điều khiển và tự thích nghi với môi trường vào điều khiển lưu lượng và điều khiển tắc nghẽn trong mạng hỗn hợp cố định – di động. Luận án áp dụng mô hình này vào xây dựng giao thức WRCAP là một giao thức họ TCP. Mô hình thích nghi có thể xác định và dự đoán trạng thái môi trường, từ đó đáp ứng tốt hơn, mang lại thông lượng tốt hơn. Với những kết quả tính toán mô phỏng mô hình điều khiển thích nghi, luận án đã chứng minh khả năng điều khiển và tính khả thi của mô hình được đề xuất.
Các kết quả chính đạt được trong luận án là :
1. So sánh các cơ chế kiểm soát lỗi đầu cuối - đầu cuối. Kết quả so sánh cho thấy: việc phục hồi nhanh chóng trên đường truyền không dây được sử dụng trong giải pháp WRCAP là thích hợp và mang lại thông lượng cao cho hệ thống.
2. Đề xuất phương pháp ước lượng giá trị tổng nhu cầu băng thông, băng thông từng luồng, băng thông khả dụng từ phía nhận, mà không cần chờ gói tin phản hồi, giúp
27
quá trình đo đạc và dự đoán tham số này được thực hiện nhanh chóng, ảnh hưởng tốt tới quá trình hoạt động của giao thức.
3. Đề xuất cơ chế điều khiển thích nghi ECIMD mới, thay cho cơ chế cốt yếu chống tắc nghẽn được dùng trong TCP là AIMD. Cơ chế này đảm bảo công bằng với các luồng tin sử dụng giao thức họ TCP, giúp tránh tắc nghẽn trên mạng.
4. Đề xuất phương pháp tính giá trị trung bình thống kê của RTT mới, phù hợp với môi trường hay biến đổi, và chứng minh ưu điểm của phương pháp này.
5. Thực hiện mô phỏng để chứng minh ưu điểm và tính khả thi của mô hình điều khiển thích nghi đã đề xuất.
Những kết quả thu được nói trên trong luận án có thể cho phép kết luận rằng mô hình điều khiển thích nghi và ứng dụng của nó là giao thức WRCAP, hoàn toàn có thể triển khai, áp dụng với mô hình mạng có kết nối phức tạp, trong đó đoạn mạng giữa thiết bị di động (máy tính xách tay, smartphone, máy tính bảng..) và trạm gốc (BS hoặc AP) thường thiếu ổn định.
28