+ Ưu điểm : không tạo ra các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, nguồn năng lượng hạt nhân tương đối dồi dào. + Nhược điểm : tiềm ẩn các nguy cơ rò rỉ chất phóng xạ nghiêm trọng. Các sự cố hạt nhân nếu xảy ra thường rất nghiêm trọng và để lại hậu quả to lớn. Mặt khác, các chất thải của các nhà máy điện hạt nhân chứa đựng các chất phóng xạ khó phân hủy nên chúng tồn lâu dài trong môi trường.Việc xử lí các chất thải và tiêu hủy các lò phản ứng đã hết hạn sử dụng đòi hỏi chi phí cao và kĩ thuật phức tạp. Chi phí xây dựng nhà máy rất lớn.
- Giải pháp GDBVMT :
+ Các nước khó khăn về nguồn nhiên liệu khác có thể nghiên cứu để lắp đặt nhà máy điện hạt nhân.
+ Cần đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, kiểm soát để hạn chế thấp nhất sự rò rỉ phóng xạ và cần chuẩn bị các phương án ứng phó khi xảy ra sự cố.
+ Có biện pháp xử lí hiệu quả, toàn diện các chất thải hạt nhân để bảo vệ môi trường.
4. Củng cố
- Hướng dẫn HS làm BT trong SBT.
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm các bài tập còn lại trong SBT.
- Ôn tập kiến thức trong học kì II.
IV. Rút kinh nghiệm
……… ………
Ký duyệt, ngày ….. tháng ….. năm 2012 Giáo án tuần 34
*******
Tiết 65
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS hệ thống được kiến thức học trong học kì II.
2. Kỹ năng
Vận dụng tổng hợp kiến thức để làm bài tập.
II. Chuẩn bị
GV chuẩn bị đề cương, phiếu học tập. HS ôn lại kiến thức đã học trong học kì II.
III. Tiến trình dạy – học
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Trình bày định nghĩa dòng điện xoay chiều? Các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Câu 2: Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
Câu 3: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào?
Câu 4: Dùng những dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều? Những dụng cụ đó có những đặc điểm gì? Câu 5: Viết công thức tính công suất hao phí điện năng trên đường dây tải điện. Dựa vào công thức hãy trình bày các cách làm giảm hao phí? Câu 6: Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy biến thế?
Câu 7: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Trình bày mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Câu 8: Nêu đặc điểm thấu kính hội tụ, phân kì?
Câu 9: Nêu tính chất ảnh qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì?
Câu 10: Mắt cận là gì: Tật mắt lão là gì? Cách khắc phục tật cận thị và lão thị? Câu 11: Thế nào là ánh sáng đơn sắc, ánh sáng không đơn sắc.
Câu 12: Trình bày sự phân tích ánh sáng trắng và sự trộn ánh sáng các màu? Câu 13: Trình bày các tác dụng của ánh sáng?
Câu 14: Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? Hoạt động 2: Ôn tập bài tập
GV phát phiếu BT cho HS, hướng dẫn HS giải các bài tập.
1. Vật AB cao 1,2 m đặt cách máy ảnh 3m, vật kính cách phim 10 cm.
a. Tính f?
b. Vẽảnh của AB và tính độ lớn ảnh?
c. Dịch chuyển vật đến gần máy 1m thì độ cao ảnh là?
2. Vật AB đặt cách mắt cận 60 cm, cao 5cm, khoảng cực viễn mắt là 40 cm.
a. Mắt có nhìn được AB không? Vì sao?
b. Người đó dùng kính có tiêu cự f thích hợp bằng bao nhiêu?Vẽảnh của vật qua kính cận? Tính độ lớn ảnh biết màng lưới cách thể
thuỷ tinh 2,5 cm.
3. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là n1=600 vòng, n2=900vòng. Hiệu điện thế đặt vào n1 là U1 = 500V.Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn n2?
4. Từ nơi cung cấp điện đến các hộ dân cư cách nhau 200m tải đi một hiệu điệ thế 220V và công suất 1500W. Tính công suất hao phí? Biết dây đồng có tiết diện S = 0,4 mm2 .
5. Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 cm đặt cách vật AB cao 15 cm một khoảng d.
a. Vẽảnh của vật khi d = 25 cm.
b. Vẽảnh của vật khi d = 8 cm.
c. Nêu tính chất hai ảnh trên và tính độ cao 2 ảnh, khoảng cách từảnh đến thấu kính?
d. Giữ nguyên vị trí của vật và màn hứng, di chuyển thấu kính về phía nào, một đoạn bao nhiều để độ cao ảnh tăng thêm 2cm.
6. Một kính lúp có số bội giác G = 5x dùng quan sát vật cao 1mm đặt cách kính 2cm.
a. Tính tiêu cự f ?
b. Vẽảnh của vật?
c. Tính độ cao của ảnh?
d. Tính độ phóng đại k?
7. a. Cho ánh sáng màu tím qua tấm lọc màu tím cho ta ánh sáng màu gì?
b. Cho ánh sáng màu trắng qua tấm lọc màu đỏ cho ta ánh sáng màu gì?
c. Cho ánh sáng màu lục qua tấm lọc màu đỏ cho ta ánh sáng màu gì?
8. a. Trộn 3 ánh sáng màu: đỏ, lam, tím cho ánh sáng màu gì?
b. Trộn 2 ánh sáng màu đỏ, lam hoặc ánh sáng đỏ với tím cho ánh sáng màu gì? 4. Hướng dẫn về nhà
IV. Rút kinh nghiệm
……… ………
Ký duyệt, ngày ….. tháng ….. năm 2012 Giáo án tuần 35