Tạo lập mạng lưới liên kết giữa các trường đại học thuộc Bộ Công

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 136 - 138)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2.9.Tạo lập mạng lưới liên kết giữa các trường đại học thuộc Bộ Công

Thương

Mục đích, ý nghĩa

Nhằm tạo lập mạng lưới liên kết giữa các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; tăng cường liên kết chia sẽ kinh nghiệm quản lý, nguồn lực, hợp tác quốc tế; đặc biệt là có sự định hướng trong đào tạo ngành, nghề phù hợp và phát huy được tiềm năng, thế mạnh, đặc thù của mỗi nhà trường, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, các địa phương theo quy hoạch của Nhà nước, đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp khi có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ của các trường.

Nội dung

Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, quản lý một hệ thống 8 trường đại học công lập, 43 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Đối với Bộ Công Thương những vấn đề về đường lối, chiến lược phát triển giáo dục, về cơ chế quản lý và hoạt động của các trường đại học về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, về gắn liền với sản xuất - kinh doanh với đào tạo, với mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất- kinh doanh và ngược lại, sản xuất - kinh doanh góp phần vào nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo luôn là vấn đề thời sự.

Theo Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/6/2013 về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020, đến năm 2020 số lao động được các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương đào tạo theo mức trần của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 450.000 người/năm. Theo số liệu tính toán về nhu cầu đào tạo và quy hoạch của Chính phủ thì các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương trong đó có 8 trường đại học sẽ phải đáp ứng khoảng 50% nhu cầu đào tạo lao động cho ngành Công Thương. Như vậy nhiệm vụ đặt ra đối với các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là rất lớn, đảm bảo cung cấp về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để cung cấp cho phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó hầu các trường đại học đều mới được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng, các nguồn lực và kinh nghiệm quản lý đối với giáo dục đại học còn hạn chế đặc biệt là trong bối cảnh quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ và TNXH, vì vậy giải pháp cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Mỗi nhà trường cần xây dựng hoàn thiện chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường, đề ra các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn;

- Hoàn thiện cơ chế quản lý bằng các quy định nội bộ, trong các hoạt động của nhà trường;

- Lãnh đạo mỗi nhà trường chủ động, tích cực kết nối thiết lập mối quan hệ hợp tác với các trường trong Bộ;

- Xác định những điểm mạnh, điểm yếu xác định nhu cầu lĩnh vực nào cần chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ;

- Xây dựng cơ chế chính sách động viên khen thưởng những cá nhân, tổ chức có thành tích đóng góp xây dựng mạng lưới liên kết giữa các trường;

- Xây dựng cơ chế, nguyên tắc chia sẽ kinh nghiệm, nguồn lực với các trường khác. - Chia sẻ, hỗ trợ nguồn lực, kinh nghiệm quản lý, hợp tác quốc tế giữa các trường đại học trực thuộc Bộ.

- Đẩy mạnh công tác dự báo, thống kê, trao đổi thông tin về phát triển nguồn các nguồn lực thông qua xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và trong website.

Cách thực hiện

- Mỗi nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể đối với việc tạo lập mạng lưới liên kết giữa các trường đại học trong Bộ.

- Tổ chức phổ biến, quán triệt về mục tiêu, tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng mạng lưới liên kết giữa các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương để các thành viên trong nhà trường, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nắm vững và thông suốt về tư tưởng.

- Tổ chức các cuội hội thảo về nội dung tạo lập mạng lưới liên kết các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, của Bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để thu nhận ý kiến góp ý của họ qua đây tạo sự đồng thuận cho việc tạo lập mạng các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp cho các trường nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà trường theo hướng tự chủ và TNXH, đáp ứng phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nhà trường.

- Thường xuyên, 6 tháng có sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để có sự thống nhất cao trong nhận thức và chỉ đạo phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, tận dụng những thời cơ, cùng nhiều hạn chế tác động của những thách

thức phải đối mặt.

Điều kiện thực hiện

- Cần có sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo Bộ Công Thương, có cơ chế chính sách, hướng dẫn giúp đỡ để các Trường chủ động, tích cực tham gia vào tổ chức mạng lưới liên kết giữa các trường đại học trong Bộ.

- Trước hết trong lãnh đạo nhà trường mà đứng đầu là đồng chí hiệu trưởng phải có sự quyết tâm cao, chủ động, tích cực; bằng cam kết chia sẻ trách nhiệm, đồng tâm hợp lực cùng với các trường bạn để phát huy lợi thế của việc tạo lập mạng lưới liên kết giữa các trường đại học thuộc Bộ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. - Có sự ủng hộ, đồng lòng nhất trí cao của các thành viên trong mỗi nhà trường.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 136 - 138)