Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trồng xen trong hệ thống mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Đình Đức Hoàng. (Trang 28 - 29)

L ỜI CAM ĐOAN

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương

Phú Lƣơng là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 22 km, vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, 14 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên: 36.894,65 ha, trong đó đất nông nghiệp: 30.503,12 ha (Đất sản xuất nông nghiệp: 13.389,86 ha; Đất lâm nghiệp: 17.113,26 ha).

Phú Lƣơng có dạng địa hình là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam. Độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.

Đặc điểm của huyện Phú Lƣơng mang đặc trƣng của dạng địa hình vùng núi phía bắc Việt Nam, với địa hình chủ yếu là đồi núi trung du xen cùng với đó là khu vực trồng lúa nƣớc hình thành dọc theo bên các địa hình đồi núi Địa hình Phú Lƣơng tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200m, thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng Dƣới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía bắc xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trồng xen trong hệ thống mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Đình Đức Hoàng. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)