Muốn thử mạch cần cĩ nguồn tín hiệu dùng để kích thích mạch.

Một phần của tài liệu tổng hợp các mạch điện tử vui (Trang 50 - 56)

- IC4093B Điện trở :

2.Muốn thử mạch cần cĩ nguồn tín hiệu dùng để kích thích mạch.

(1) Mạch phát xung với ic Timer 555

Khi hồn thành một mạch điện, nhiều khi Bạn cần cĩ nguồn tín hiệu để đưa vào thử mạch. Nếu Bạn cần cĩ nguồn tín hiệu dạng xung, Bạn cĩ thể dùng ic 555 để tạo ra các dạng tín hiệu này. Trong mạch:

* Mạch định tần số của xung phụ thuộc vào trị các điện trở RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2. Vậy khi Bạn dùng tụ nhỏ C2, Bạn sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung cĩ tần số cao, lúc này biến trở RV1 dùng để chỉnh chọn tần. Khi Bạn đổi qua

dùng tụ hĩa C1 cĩ trị điện dung lớn hơn, Bạn sẽ tạo ra xung cĩ tần số thấp hơn, và cũng chỉnh tần với biến trở RV1.

* Xung ra lấy trên chân số 3. Khi chân 3 ở mức áp thấp, 0V, thì Led xanh D1 sáng và khi chân 3 ở mức áp cao gần bằng 12V thì Led đỏ D2 sáng. Điện trở R3, R4 dùng để hạn dịng làm việc của các Led, Bạn nhớ khơng để dịng qua Led quá lớn dễ làm hư Led. Xung ra trên chân 3 là dạng xung vuơng với bờ lên và bờ xuống rất thẳng, dùng dạng xung này kích thích các mạch số là rất tốt.

* Xung lấy ra trên chân 2 và 6 cĩ dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hở masse, thì tụ C1 hay tụ C2 sẽ nạp điện nguồn, dịng nạp qua RV1, R1, R2, mức áp trên chân 2, 6 tăng dần lên, khi mức áp này bằng 2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này tụ C1, hay C2 sẽ cho xả điện, dịng xả qua R2. Vậy cơng dụng của R2 là hạn chế khơng để dịng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khi mức áp trên chân 2, 6 xuống bằng 1/3 mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lại chuyển qua thời kỳ nạp điện.... Để tín hiệu ra cĩ dạng xung vuơng với hệ số duty = 50%, Bạn lấy trị R2 đủ nhỏ so với trị của RV1 + R1.

Ghi chú: Khi lấy xung răng cưa trên chân 2, 6 để làm tín hiệu thử mạch, Bạn phải chú ý đến ảnh hưởng của mạch

ngồi lên mạch định tần với RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2, nội trở của mạch ngồi sẽ làm thay đổi tần số của tín hiệu, cách hay nhất là Bạn dùng thêm tầng khuếch đại đệm để cách ly trở kháng của mạch thử với mạch định tần của ic 555.

Tư liệu nĩi về các cách dùng ic 555 đã được tơi đề cập rất nhiều trong các bài viết trước đây. Nếu muốn hiểu rõ hơn về ic 555, Bạn hãy tìm đọc lại các bài viết này.

IC UM66 là một ic phát tín hiệu nhạc dạng xung điều biến độ rộng, hình dạng của nĩ giống như transistor 2SC1815, kiểu chân TO92. Nĩ cĩ 3 chân, chân 3 cho nối masse, chân 2 nối vào nguồn khoảng 3V và chân 1 cho ra tín hiệu xung nhạc. Trong mạch chúng ta dùng 2 Led đỏ để tạo ra mức áp khoảng 4V, dùng mức áp này ghim cố định mức áp chân B của transistor Q1, như vậy trên chân E của Q1, chúng ta cĩ khoảng 3.4V và dùng thêm tụ hĩa C1 để tăng mức ổn áp đường nguồn, mức áp này cấp cho chân 2 của ic UM66. Tín hiệu nhạc ra trên chân 1 của UM66 cho qua mạch khuếch đại tăng biên với Q2, chúng ta lấy tín hiệu trên chân C của Q2 dùng làm tín hiệu thử mạch. Khi đưa tín hiệu này vào các mạch điện để thử mạch, Bạn nên dùng tụ liên lạc, trị điện dung khoảng 1uF, dùng tụ liên lạc nhằm tránh tác dụng của các mức áp phân cực DC sẽ cĩ thể làm sai lệch trạng thái phân cực vốn cĩ của các mạch điện, chúng ta biết các tụ liên lạc chỉ bắt cầu cho tín hiệu đi qua và khơng làm thay đổi trạng thái phân cực DC vốn cĩ của các mạch điện.

Chúng ta biết, người ta chia tín hiệu ra làm 2 dạng: Dạng Sin và dạng phi Sin.

* Các tín hiệu dạng phi Sin, như các tín hiệu dạng xung, với các tín hiệu này, các tính tốn về mức áp khảo sát trên các mạch điện sẽ lấy theo trục thời gian t. Do vậy, khi phải tính tốn với các tụ điện C, các cuộn cảm L của mạch sẽ phải dùng đến tốn cao cấp vi-tích-phân, điều này làm tăng tính phức tạp của cơng việc thiết kế mạch.

* Khi dùng nguồn tín hiệu dạng sin, các mức áp trên các mạch điện khảo sát sẽ chỉ tính theo trục tần số f. Vậy vai trị của các tụ điện C được xem là dung kháng XC và vai trị của các cuộn cảm L được xem là cảm kháng XL . Ở đây chúng ta chỉ gặp các bài tốn sơ cấp dùng tính biên và gĩc pha của tín hiệu, do đĩ cơng việc thiết kế mạch đơn giản hơn rất nhiều.

Để cĩ nguồn tín hiệu dạng Sin, Bạn cĩ thể ráp theo sơ đồ mạch điện trên. Mạch dùng tính khuếch đại của transistor Q1, tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, hai tín hiếu này cĩ tính đảo pha. Chúng ta dùng mạch lọc tần dạng 2T để lấy tín hiệu hồi tiếp, chúng ta biết mạch lọc tần 2T vừa cĩ tính chọn tần và vừa cĩ thể đảo pha tín hiệu để tạo ra dạng hồi tiếp thuận và như vậy mạch sẽ thoả điều kiện dao động, Ở đây chúng ta hiểu mạch dao động là mạch tự nĩ khuếch đại chính tín hiệu của nĩ, khơng cần lấy tín hiệu từ ngồi vào. Trong mạch dùng biến trở RV1 để chọn gĩc pha cho phù hợp với điều kiện dao động. Tín hiệu lấy ra qua tụ C4 để đưa vào các mạch thử. Cũng nên nhắc lại, để nội trở của các mạch thử khơng ảnh hưởng vào điều kiện hoạt động của mạch dao động, Bạn nên dùng thêm tầng khuếch đại đệm. Tầng khuếch đại đệm là các tâng khuếch đại, tín hiệu đưa vào trên chân B và lấy ra trên chân E.

Người ta thường dùng tín hiệu dạng Sin để kiểm tra và tính tốn điều kiện hoạt động của các mạch điện âm thanh.

Một phần của tài liệu tổng hợp các mạch điện tử vui (Trang 50 - 56)