Xác định liều lượng phèn tối ưu

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý nước cấp bằng công nghệ pac (Trang 47 - 48)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3. Xác định liều lượng phèn tối ưu

Điều kiện tiến hành thí nghiệm xác định lượng phèn tối ưu cho ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thông số thí nghiệm xác định phèn nhôm tối ưu

Thông số Đơn vị Giá trị

pH 7

Thể tích nước sông ml 1000

Lượng phèn cần khảo sát (5%) ml 2 - 6

Thời gian khuấy nhanh (80 vòng) phút 1

Thời gian khuấy chậm phút 30

Thời gian lưu phút 20

Sau khi tiến hành thí nghiệm ta phân tích mẫu nước thu được kết quả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả phân tích thí nghiệm xác định liều lượng phèn tối ưu

Hàm lượng phèn (ml) 2 3 4 5 6

Độ màu đầu vào (Pt – Co) 56 56 56 56 56

Độ màu đầu ra (Pt – Co) 40 27.4 13.7 28.6 30.2

Hiệu suất (%) 28.6 51 75.5 49 46

Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy hiệu suất keo tụ tốt nhất khi lượng Al2(SO4)3

bằng 4ml/1000ml nước sông. Khi lượng Al2(SO4)3 cho vào chưa đủ để phá vỡ hoàn toàn độ bền của hệ huyền phù (điện thế zeta ξ tiến dần về 0 nhưng chưa đạt trạng thải đẳng điện ξ = 0) → khả năng kết dính giữa các hạt huyền phù trong nước sông và Al2(SO4)3 còn hạn chế, do đó nước vẫn còn đục. Nếu lượng Al2(SO4)3 cho vào vượt quá liều cần thiết để trung hòa điện tích huyền phù gây bẩn, lúc này do tương tác giữa các hạt huyền phù gây bẩn và hydroxit tạo thành mà điện tích hạt keo thay đổi từ âm sang dương (hiện tượng đảo dấu điện tích) và hệ huyền phù bền trở lại, nước sẽ đục hơn. Vì vậy, phải chọn lượng thích hợp Al2(SO4)3 đưa vào để phá vỡ hoàn toàn độ bền của hệ huyền phù (điện thế zeta ξ = 0) khả năng kết dính giữa các hạt huyền phù trong nước sông và Al2(SO4)3 tốt tạo kết tủa lắng xuống nhanh. Vì vậy dựa vào biểu đồ 3.3 chọn lượng phèn keo tụ là 4ml/1000ml nước sông.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý nước cấp bằng công nghệ pac (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)