Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàngđiện tử tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nhà làm việc NHNN & PTNT tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 28)

Cho đến nay, nhìn chung nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đã chú ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh hai ngân hàng đi đầu là ACB và Viêtcombank, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương đã lắp đặt và triển khai phần mềm Globus, giải pháp công nghệ ngân hàng hiện đại của hãng Temenos Holding NV Thuỵ Sĩ được triển khai tại các chi nhánh của ngân hàng này, các sản phẩm đang và sẽ được thiết lập là: tài khoản thấu chi, thẻ thanh toán Fast access. Bên cạnh đó Techcombank đang cung ứng hai dịch vụ ngân hàng điện tử là Telebank và Home banking. Telebank là hệ thống dịch vụ thanh toán trực tuyến từ xa cho phép khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Techcombank thực hiện thanh toán điện tử với ngân hàng ngay tại chỗ làm việc của mình. Telebank có độ bảo mật cao vì sử dụng công nghệ sinh mã ngẫu nhiên duy nhất có tên Cetificate của Microfit, được thiết kế theo dạng một phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy của khách hàng. Phần mềm này kết nối với ngân hàng qua đường truyền Dial-up, làm việc được ở cả hai chế độ, chế độ Offline cho phép xem thông tin để duyệt điện trước khi chuyển sang chế độ Online để chuyển đi. Còn với

Techcombank Homebanking cho phép ngân hàng tiếp cận với khách hàng qua bốn sản phẩm:

Techcombank Fast access: hệ thống truy vấn số dư tài khoản thông qua trang chủ của Techcombank.

Techcombank mail access: dịch vụ theo dõi và gửi thông tin giao dịch tài khoản khách hàng tự động qua email mỗi khi tài khoản có giao dịch.

Techcombank Mobile access: cung cấp thông tin số dư vào giao dịch của tài khoản khách hàng tự động bằng tin nhắn SMS.

Techcombank Voice access: mọi thông tin về số dư và giao dịch của tài khoản , thông tin tỷ giá, lãi suất…được cấp qua tổng đài tự động khi quay 1570.

Cùng với Á Châu, Vietcombank, Kỹ thương, các ngân hàng thương mại cổ phần khác như Đông Á, Sacombank, Phương Nam, Eximbank BIDV, Incombank…cũng đã nỗ lực triển khai một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: internet banking, telephone banking, mobile banking, home banking… để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Có thể thấy rằng, thời gian gần đây, với ý thức về vấn đề cạnh tranh và hội nhập, nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả nổi bật, đa dạng hoá dịch vụ, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử. Đến nay, có thể thống kê được các dịch vụ ngân hàng thương mại được cung cấp như sau:

Với dịch vụ I nternet banking, hiện tại, ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng đều có trang Web riêng để khách hàng truy vấn thông tin, một số ngân hàng như Vietcombank, Incombank, ACB…đã cung cấp các dịch vụ xem số dư, theo dõi giao dịch tài khoản…qua Internet, còn dịch vụ thanh toán qua Internet thì chưa ngân hàng nào cung cấp.

Telephone banking-dịch vụ ngân hàng qua điện thoại hiện đã có một số ngân hàng cung cấp như Vietcombank HCM, ACB, Sài gòn thương tín, Techcombank, Eximbank.

Mobile banking-giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, hiện tại dịch vụ này đang được một số ngân hàng cung cấp như: ACB, Techcombank, Phương Nam, Công thương. Riêng ACB là ngân hàng cung cấp dịch vụ này mạnh nhất với nhiều tiện ích được khách hàng ưa chuộng như: báo số dư tự động đến điện thoại di động của khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản thay đổi, thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…qua điện thoại di động.

Home banking – ngân hàng tại nhà, dịch vụ này đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: Đầu tư và phát triển Việt Nam, ACB, Techcombank, Eximbank, Vietcombank.

Tóm lại có thể thấy rằng, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện tại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá hệ thống ngân hàng trong nước mới chỉ là bước khởi đầu, các dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin về tài khoản, các thông tin về dịch vụ ngân hàng còn các giao dịch thực sự vẫn chưa được phổ biến lắm, chưa tạo ra được sự đa dạng, hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục người sử dụng.

Một phần của tài liệu Nhà làm việc NHNN & PTNT tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w