Cơ sở thực nghiệm

Một phần của tài liệu phương pháp giải nhanh và chuyên sâu dạng bài toán điện phân (Trang 28 - 32)

Sáng kiến kinh nghiệm này đã được thử nghiệm áp dụng đối giảng dạy từ năm học 2008-2009 đối với học sinh lớp 11 trường THPT Hoằng Hóa 4, và đã đạt được chất lượng rất khả quan cả trong thi học sinh giỏi cũng như thi đại học.

Kết quả áp dụng đối với lớp 12 năm học 2009-2010:

- Thi học sinh giỏi tỉnh casio và văn hóa đạt 100% trong đó: casio: 2 nhì, 1 ba, 2 khuyến khích; còn văn hóa 2 nhất, 7 nhì, 1 khuyến khích

- Thi đại học đạt kết quả rất tốt: lớp 12B1 đậu 53/53 tương ứng 100%, lớp 12B2 đậu đại học 49/55 tương ứng 89,1% và điểm trung bình môn hóa trường chúng tôi xếp thứ 7 toàn tỉnh

Hiện tại chúng tôi đang đưa vào áp dụng đối với các lớp 11C1, 11C2, 11C3, 11C4 và 12B7 là lớp làm đối chứng (lớp chỉ được học 1 tiết) chúng tôi nhận thấy được kết quả như sau:

11C1 11C2 11C3 11C4 12B7

%Số học sinh giải bài tập tốt phần điện phân

98% 95% 90% 88% 30%

% Số học sinh không giải tốt 2% 5% 10% 12% 70%

Từ bảng phân tích đó ta thấy rằng nếu học sinh được học dạng toán điện phân theo chúng tôi trình bày thì kết quả nắm bài sẽ tốt hơn, phát hiện được vấn đề nhanh hơn, và hầu hết làm tốt bài tập điện phân.

Chúng tôi nhận thấy rằng khi cho bài tập điện phân học sinh áp dụng rất nhanh với các bài trắc nghiệm có em chỉ nhẩm ra trên máy tính mà không cần phải viết phương trình điện phân.

PHẦN 3

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

- Sáng kiến kinh nghiệm này là một đề tài khó chúng tôi đã cố gắng đưa ra phương pháp giải nhanh và ngắn gọn áp dụng một cách linh hoạt mà gần như học sinh có thể hiểu được ngay khi được học.

- Từ kết quả thực nghiệm sư phạm ta thấy được hiệu quả của sáng kiến

“Phương pháp giải nhanh và chuyên sâu dạng bài toán điện phân” có thể được

sử dụng để ôn luyện thi đại học - cao đẳng, thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh và quốc gia.

- Hi vọng với phần kiến thức và kinh nghiệm nhỏ bé chúng tôi có thể góp một phần nào đó nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường phổ thông. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các em học sinh để lần sau có những kinh nghiệm quý báu hơn.

- Với thời gian ngắn ngủi và trình độ có hạn chúng tôi rất mong các thầy, cô đồng nghiệp góp ý kiến về chuyên đề này và cùng nhau phát triển sang các chuyên đề tiếp theo để học trò chuyên Hoá ngày càng có nhiều tài liệu học tập một cách hệ thống hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của

người khác.

Tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài tập cở sở lí thuyết các quá trình hóa học-Vũ Đăng Độ chủ biên-Nhà xuất bản giáo dục

2. Bài tập hóa lí-Lâm Ngọc Thiềm- Trần Hiệp Hải-Nguyễn Thị Thu. 3. Bộ đề luyện thi đại học 1996

4. Đề thi đại học, cao đẳng các năm (từ 2007 đến 2012)

5. Đề thi học sinh giỏi tỉnh-quốc gia các năm (2001 đến 2012) 6. Hóa học đại cương- Lê Mậu Quyền- Nhà xuất bản giáo dục

7. Phản ứng điện hóa và ứng dụng-Trần Hiệp Hải-Nhà xuất bản giáo dục 2005

8. Sách giáo khoa hóa học 12-nâng cao-Nhà xuất bản giáo dục 2012 9. Tạp chí hóa học và ứng dụng các năm gần đây

MỤC LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 1:Lý do viết sang kiến kinh nghiệm………....2

PHẦN 2: Nội dung của sang kiến kinh nghiệm………...3

2.1. Tình hình thực tế và biện pháp thực hiện……….3

2.1.1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài……….…3

2.1.2. Biện pháp thực hiện đề tài……….…3

2.2. Nội dung………...3

2.2.1. Lí thuyết……….. ...3

2.2.2. Một số ví dụ minh họa………7

2.2.3. Một số lí thuyết mở rộng về điện phân và ứng dụng………...17

2.2.4. Cơ sở thực nghiệm...20

Một phần của tài liệu phương pháp giải nhanh và chuyên sâu dạng bài toán điện phân (Trang 28 - 32)