Chăn nuôi không phân bằng đệm lót sinh thá

Một phần của tài liệu Ứng dụng Công Nghệ sinh thái phục hồi tài nguyên nước (Trang 34 - 36)

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch, công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái mặc dù mới được đưa vào thử nghiệm tại ba trang trại lợn ở Sóc Sơn (Hà Nội), Nghĩa Hưng (Nam Định), Văn Giang (Hưng Yên) nhưng đã mở ra triển vọng tốt về xử lý chất thải chăn nuôi. Công nghệ này được học hỏi từ Trung Quốc, sử dụng công nghệ vi sinh lên men để làm đệm lót.

Chi phí làm đệm lót cho 1 ô chuồng 10 m2 vào khoảng 600-700 nghìn đồng .Nguyên liệu dễ kiếm lại không tốn kém chủ yếu gồm mùn cưa và trấu. Phương pháp làm đệm cũng đơn giản được tiến hành theo các bước: rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, sau đó tưới một lần dịch lên men lên mỗi lớp, độ ẩm đạt 50%, để từ 3-7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa hè là 25ºC, mùa đông là 20ºC. Đệm lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Một gói men của Trung Quốc giá khoảng 50.000 đồng.

Hình 13: Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái ở trang trại của anh Nguyễn Văn Phúc

Công Nghệ Sinh Thái Nhóm 7

Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2- 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người.

Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn.

Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn.

Sau hai tháng thử nghiệm công nghệ “Chăn nuôi không phân bằng đệm lót sinh thái”, trang trại của anh Nguyễn Văn Phúc, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội với gần 1.000 con lợn các loại đã có những thay đổi rõ rệt.

Toàn bộ số nước tiểu và phân gia súc gia cầm không chỉ được phân giải tại chỗ mà trọng lượng lợn cũng cao hơn 3-5 kg/con so với cách nuôi thông thường. Anh Phúc vui vẻ cho biết: “Tôi mong sẽ có thật nhiều trang trại ứng dụng công nghệ này để hạn chế được tình trạng chất thải trong chăn nuôi đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, môi trường và sức khoẻ con người”.

Đệm lót sinh thái trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào dũi cho lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như cúm gia súc gia cầm: lở mồm long móng, tai xanh, cúm… đang gây mối lo ngại nhiều gia đình chăn nuôi.

Những kết quả trên cho thấy đệm lót sinh thái là một giải pháp hiệu quả góp phần giải quyết vấn nạn chất thải chăn nuôi đang không ngừng gia tăng ở nước ta. Tuy nhiên, để Phục Hồi Tài Nguyên Nước - 35

Công Nghệ Sinh Thái Nhóm 7

triển khai rộng mô hình này trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm về kinh phí và kỹ thuật cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Công Nghệ sinh thái phục hồi tài nguyên nước (Trang 34 - 36)