1 Cho vay ngắn hạn 5.7 42,22 10.8 48,21 19.3 53,76
2 Cho vay trung và dài
hạn 7.8 57,78 11.6 51,79 16.6 46,24
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy hầu hết chi nhánh tài trơ các khoản vay là trung và dài hạn, nó chiếm tỷ trọng lớn khoảng 65% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng.Năm 2008 doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tới 63,97%, năm 2009 chiếm 66,23% so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Sở dĩ, các khoản cho vay trung và dài hạn tăng là do nhu cầu chi tiêu của khách hàng tăng lên như: mua nhà, sửa nhà, mua ô tô...Với các khoản vay lớn như vậy họ không thể hoàn trả trong ngắn hạn. Mặt khác, kết cấu dân số của nước ta hiện nay chủ yếu là kết cấu trẻ, nhu cầu chi tiêu cũng tăng cao nhằm phục vụ cho đời sống và công việc...
Bên cạnh các khoản cho vay trung và dài hạn thì các khoản cho vay ngắn hạn cũng phát triển không kém cũng có xu hướnh tăng dần vì đại bộ phận khách hàng vay ngắn hạn là phục vụ cho chi tiêu thường ngày, bù đắp các khoản tiền thiếu hụt tạm thời trong thời gian ngắn.
2.3.6. Lợi nhuận từ việc cho vay tiêu dùng
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương II:Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng...
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận 11.4 13.8 16.2
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thu đươc nhiều lợi nhuận nhất là năm 2010 lợi nhuận cùng với sự tăng trưởng về doanh số CVTD là sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh này mạng lại cho ngân hàng. Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chính xác nhất chất lượng, hiệu quả của các khoản CVTD.
Có thể nói rằng, tổng lợi nhuận mà ngân hàng thu được không thể không kể đến lợi nhuận từ CVTD. Đây là loại hình tín dụng khá phổ biến ở các ngân hàng thương mại thu hút được đại đa số người tiêu dùng và cũng là mục tiêu mà hầu hết các ngân hàng đều hướng tới.
Qua đây ta thấy tốc độ tăng trưởng CVTD của các năm từ 2008 – 2010 thu được nhiều lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng của BIDV ngày càng gia tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2010. Lợi nhuận thu được từ cho vay là 16.2 tỷ đồng; chiếm nhiều so với tổng lợi nhuận mà BIDV thu được. Điều này chứng tỏ, BIDV đang ngày càng chú trọng tới việc đẩy mạnh phát triển loại hình dịch vụ này, đây có thể được xem là một nguồn thu lớn cho ngân hàng trong thời gian tới. Để làm được điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo ngân hàng phải có một hướng đi sát thực, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó đòi hỏi cán bộ toàn hệ thống phải có tinh thần, trách nhiệm và kiến thức ngân hàng tốt. Đây luôn là mục tiêu mà BIDV đang hướng đến trong thời gian tới.
dùng...
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN TUYÊN QUANG
3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại NH ĐT&PT Tuyên Quang trong thời gian tới Quang trong thời gian tới
Cho vay tiêu dùng hay nói cách khác là hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ là hướng tập trung của hầu hết các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các NHĐT&PT Tuyên Quang trong thời gian tới. Đây cũng là xu hướng tất yếu của sự phát triển chung của các tổ chức tín dụng thế giới và khu vực.
Hiện nay, theo đánh giá của các nhà đầu tư thì mong muốn có được một chỗ ở chất lượng cao của lớp người trung lưu mới nổi lên tại Việt Nam đã tạo ra một sự bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng căn hộ chung cư. Với xu thế phát triển thị trường, cho vay bất động sản sẽ phát triển nhanh chóng trong thời gian tới. Hơn nữa thu nhập của người dân đặc biệt ở khu vực thành thị ngày càng cao thì càng mong muốn hướng tới các tiện ích về phương tiện đi lại, du học, chữa bệnh ở nước ngoài sẽ tạo tiềm năng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Mặt khác, việc phát triển cho vay tiêu dùng sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh, là yếu tố tác động rất lớn đối với các hoạt động cho vay truyền thống của ngân hàng đồng thời nó cũng giúp các ngân hàng giảm bớt cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức nước ngoài vốn có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vưc hoạt động này khi hội nhập.
3.2. Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang ĐT&PT Tuyên Quang
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng
Chương II:Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng...
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nhất là khi các ngân hàng nước ngoài được hoạt động hoàn toàn tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về vốn, trình độ quản lý hiện đại so với các ngân hàng trong nước nên sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Khi đó thị trường cho vay sẽ bị chia nhỏ, các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước phải tập trung vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ để có thể cạnh tranh và phát triển. Thị trường cho vay tiêu dùng vì thế trở thành thị trường mục tiêu của tất cả các ngân hàng, sự cạnh tranh sẽ khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng
- Tăng tỷ lệ cho vay/Giá trị TSĐB - Tăng thời gian cho vay tiêu dùng
- Linh hoạt trong việc chấp nhận hồ sơ thế chấp - Cải tiến chất lượng dịch vụ
3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng
Cùng đối tượng khách hàng cá nhân nhưng BIDV chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể để tạo được sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ (về giá cả, thời gian phục vụ) so với các ngân hàng khác. Các sản phẩm, dịch vụ còn ít và mang nặng tính truyền thống, chưa gắn kết được với công nghệ hiện đại. Mới chỉ có những sản phẩm vay thế chấp, vì thế ngân hàng nên triển khai sản phẩm cho vay tín chấp với cán bộ công nhân viên (CBCNV
BIDV cần chú trọng phát triển trung tâm phụ trách riêng về thẻ, đẩy mạnh việc liên kết với các ngân hàng khác để quá trình thanh toán bằng thẻ được thông suốt và phổ biến. Đây chính là một hướng trong kế hoạch đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, góp phần làm đồng bộ các kế hoạch mở rộng hơn chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm thẻ trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng như cho vay thấu chi tài khoản của cá nhân, đây là sản phẩm thu hút được rất nhiều khách hàng do nhu cầu chi tiêu của họ ngày càng gia tăng và quỹ thời gian ngày càng bị eo hẹp.
dùng...