TRIỂN KHAI IPV6 TRÊN NỀN IP
3.2.3 Phương pháp 6over
Cơ chế cho phép các trạm IPv6 cô lập trên các liên kết vật lý không có các router IPv6 hoạt động dựa trên các gói tin multicast IPv4 như một liên kết cục bộ ảo. Cơ chế này còn gọi là mạng Ethernet ảo.
Để hỗ trợ các cơ chế Phát hiện láng giềng và tự cấu hình địa chỉ stateless, một số các địa chỉ có phạm vi quản trị được sử dụng. Các nhóm multicas để giả lập một tầng liên kết Ethernet. Do đó, cơ chế phát hiện láng giềng ( ND ) giữa các trạm IPv6 với các trạm 6over4 giống như trong tầng Ethernet thông thường. Cách tiếp cận này tạo ra liên kết IPv6 thật trên một mạng LAN ảo. Điểm khác biệt là các trạm 6over4 vào cùng một miền IPv4 multicast thay vì một mạng chia sẻ đường truyền.
Hình 3. 3: Phương pháp 6over4
Việc ánh xạ địa chỉ IPv6 sang địa chỉ tầng liên kết được thực hiện giống giao thức ND. Trong trường hợp này, tùy chọn Địa chỉ tầng liên kết nguồn/đích sử dụng IPv4 làm tầng liên kết. Do đó, toàn bộ mạng IPv4 được coi như một tầng liên kết chia sẻ đường truyền thông qua việc sử dụng các địa chỉ multicast sau đây:
- Địa chỉ multicast tất cả các nút mạng ( 239.X.0.1 ): Địa chỉ quản trị này được dùng để đến mọi nút mạng trong miền IPv4 hỗ trợ cơ chế này.
- Địa chỉ multicast tất cả các router ( 239.X.0.2 ): Địa chỉ quản trị này được dùng để đến mọi router trong miền IPv4 hỗ trợ cơ chế này.
- Địa chỉ multicast solicited-node ( 239.X.C.D ): Địa chỉ quản trị này được dùng để xác định địa chỉ nút láng giềng ( C và D là hai byte thấp trong
Trong tất cả các địa chỉ này, X chỉ định danh cục bộ liên kết ( thường bằng 192 ). Sử dụng tầng IPv4 làm tầng liên kết loại bỏ các hạn chế của tầng vật lý đối với kế hoạch chuyển đổi. Các trạm có thể trải trên nhiều miền và thậm chí cách nhiều bước so với router IPv6. Các trạm 6over4 nhận cấu hình ( địa chỉ liên kết cục bộ và tiền tố, địa chỉ IPv4 của router hỗ trợ IPv6 ) sử dụng giao thức ND trên các địa chỉ multicast IPv4. Sau đó các gói dữ liệu IPv6 được gửi trong các gói dữ liệu IPv4 với kiểu giao thức 41. Chính các trạm sẽ thực hiện đường hầm.
Ưu điểm:
- Các trạm IPv6 không đòi hỏi có địa chỉ tương thích hay đường hầm cấu hình. Chính các trạm sẽ thực hiện đường hầm. Kiến trúc cơ sở bao gồm một router với kết nối IPv6 và hỗ trợ 6over4, một mạng có khả năng multicast kết nối các trạm và router. Trong môi trường đó, các trạm 6over4 có thể kết nối với các trạm IPv6 khác.
- Có tính mở rộng như IPv6 trên hầu hết các phương tiện truyền. Nhược điểm:
- Suy giảm MTU của gói tin dẫn đến giảm thông lượng.
- Trong quá trình chuyển đổi, các router phải quảng bá ít nhất hai tiền tố IPv6, một cho liên kết LAN thực sự và một cho miền 6over4. Ngoài ra, độ dài tiền tố phải là 128 để phân biệt hai loại tiền tố cùng có kiểu FE80::/64.