Kết quả điều tra, phân tích và đánh giá chất l−ợng n−ớc thải chế biến tinh bột

Một phần của tài liệu nghiên cứu loại bỏ các hợp chất nitơ trong nước thải chế biến tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học (Trang 28 - 30)

biến tinh bột sắn (CBTBS)

Nh− đã trình bày trong mục 1.1.3.1, sắn củ chứa các thành phần dinh d−ỡng cao,chủ yếu là các chất hữu cơ nh−: đ−ờng, các axit hữu cơ, các vitamin, các chất khoáng đa l−ợng, vi l−ợng ... và cả các xianua độc hại. Trong quá trình chế biến, một phần các hợp chất này tan vào n−ớc rửa nguyên liệu, thiết bị và đặc biệt trong dịch tách bột. Nhìn chung, đây là một loại n−ớc thải giàu dinh d−ỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật. Mặt khác, do hàm l−ợng cao của các chất hữu cơ ở cả hai dạng tan và không tan, nên đây cũng chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho hệ sinh thái n−ớc, ảnh h−ởng mạnh đến môi tr−ờng đất và có thể gây nguy hại cả cho n−ớc ngầm và con ng−ời sống quanh khu vực đó.

Kết quả phân tích n−ớc thải (bảng 4) lấy trực tiếp (th−ờng xuyên và cố định) tại hộ gia đình anh Phí Đình Nam, xóm Đoàn Kết, xã D−ơng Liễu đã chứng tỏ điều này.

Các kết quả phân tích cho thấy, đây là một loại n−ớc thải giàu chất hữu cơ (COD >10000 mg O2/l), dễ phân hủy sinh học, thể hiện ở tỷ lệ BOD/COD rất cao (9785/10720 = 0,913). Các hợp chất chứa nitơ ở dạng N- hữu cơ là chủ yếu (441,25 mg N/l là N-hữu cơ so với từ 8,4 ữ 29,5 là các dạng N-vô cơ), tổng P cao. Điều này sẽ dẫn đến n−ớc nhanh chóng bị phú d−ỡng. Mặt khác, n−ớc có hàm l−ợng xianua quá cao, pH thấp sẽ gây độc lớn cho hệ sinh thái n−ớc, cộng thêm các chất rắn lơ lửng quá cao. Tổ hợp các yếu tố này của n−ớc thải chế biến tinh bột sắn, nếu không đ−ợc xử lý ngay, sẽ nhanh chóng làm ô nhiễm trầm trọng môi tr−ờng n−ớc nhận.

So sánh kết quả phân tích một số các chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng n−ớc thải chế biến tinh bột sắn với tiêu chuẩn n−ớc thải loại B (TCVN 5945-2005), chúng tôi nhận thấy tất cả đều v−ợt tiêu chuẩn cho phép từ 7 đến > 1000 lần.

Bảng 4. Kết quả phân tích n−ớc thải chế biến tinh bột sắn

STT Thông số Đơn vị NCBTBS−ớc thải 5945-2005 (B)TCVN

1 pH 6,5 5,5 - 9 2 CN- mg/l 24 0,1 3 COD mg/l 10720 80 4 BOD5 mg/l 9785 50 5 SS mg/l 700 100 6 Tinh bột mg/l 0,0008 7 Protein mg/l 0,0019 8 Tổng nitơ mg/l 499,5 30 9 N-hữu cơ mg/l 441,25 10 N - NH4+ mg/l 29,5 10 11 N - NO3- mg/l 20,4 12 N - NO2- mg/l 8,35 13 Tổng phốt pho mg/l 56 6 14 Colifom MPN/ 100ml 1100 5000

Với loại hình n−ớc thải này, áp dụng biện pháp sinh học để xử lý có lẽ là hợp lý nhất. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã sử dụng các ph−ơng pháp sinh học yếm khí và hiếu khí để xử lý. Kết quả xử lý đ−ợc trình bày trong các mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu loại bỏ các hợp chất nitơ trong nước thải chế biến tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)