Trong nội dung đề tài nghiên cứu, các hệ thống treo bị động, bán tích cực và tích cực đã được đưa ra phân tích những ưu, nhược điểm và việc cần thiết nghiên cứu, phát triển bộ điều khiển tối ưu cho hệ thống treo tích cực đã được thực hiện. Đề tài chủ yếu tập trung đi sâu tìm hiểu hệ thống treo có điều khiển mà cụ thể là hệ thống treo tích cực.
Việc nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng bộ điều khiển tối ưu, sử dụng phương pháp toàn phương tuyến tính (LQR) kết hợp với bộ điều khiển trượt (SMC) đã góp phần làm tăng độ êm dịu và an toàn chuyển động của ôtô.
Kết quả đạt được của đề tài:
- Đề tài đã xây dựng được mô hình phẳng tính toán dao động của ôtô theo phương dọc, qua đó cho phép xác định được các thông số đặc trưng của quá trình dao động của ôtô đó là:
+ Sự chuyển dịch của phần treo và phần không được treo ôtô. + Vận tốc chuyển dịch của phần treo và phần không treo ôtô. + Gia tốc chuyển dịch của phần treo và phần không treo ôtô. + Tải trọng động của cầu trước và cầu sau.
Các thông số này là cơ sở dùng để đánh giá tính êm dịu và an toàn chuyển động của ôtô trong quá trình chuyển động trên điều kiện đường nào đó.
- Sử dụng Matlab - Simulink mô phỏng, đánh giá bộ điều khiển và đưa ra các thông số tối ưu cho bộ điều khiển.
Điểm mới của đề tài: Hiện nay việc nghiên cứu hệ thống treo tích cực trong nước còn hạn chế, việc nghiên cứu các kỹ thuật, phương pháp điều khiển mới sẽ góp phần nâng cao tính tối ưu cho bộ điều khiển. Sử dụng kết hợp giữa bộ điều khiển tối ưu toàn phương tuyến tính và bộ điều khiển trượt đã tối ưu hóa năng lượng để lực của bộ điều khiển là nhỏ nhất và dập tắt dao động nhanh nhất. Việc tối ưu hóa bộ điều khiển dựa trên nguyên tắc dung hòa giữa hai chỉ tiêu đánh giá dao động ôtô đó là độ êm dịu và an toàn chuyển động.
64
Hướng phát triển của đề tài:
- Sử dụng chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu trên miền tần số với eVDV và VDV.
- Xây dựng và nghiên cứu mô hình dao động của xe sát với thực tế hơn. Xét tới mô hình dao động toàn bộ xe.
65