LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP NĂM

Một phần của tài liệu Lạm phát thất nghiệp 5 năm (2009 2013) (Trang 25 - 28)

Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Đảng, Chính phủ; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên nước ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng cao được tốc độ tăng trưởng. Mức lạm phát năm 2009 không cao, chỉ ở mức 1 con số là 6.88%. Giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp tăng, điển hình là dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người thì có 1,3 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn so với 2.38% của năm 2008). Tuy nhiên điều này hoàn toàn đúng với đường cong Phillips.

II, LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP NĂM 2010

Sang đến năm 2010, mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao. Riêng trong tháng 12, chỉ số CPI tăng mạnh nhất. Việc CPI năm 2010 tăng ở mức 2 con số không nằm ngoài dự báo khi từ tháng 9 chỉ số này đã liên tục tăng mạnh. Nhìn chung năm 2010 là một năm chỉ số giá có diễn biến phức tạp. Trong năm 2010,có 50,51 triệu người trong độ tuổi lao động, thì có 1,45 triệu người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,88% lực lượng lao động, giảm so với năm 2009 (2.9%). So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%. Năm 2009, các tỷ lệ tương ứng là 2,9%; 4,6%; 2,25%.

III, LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP NĂM 2011

Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Trong giai đoạn này, lạm phát Việt Nam tăng rất cao. Vào tháng 3/2011, tỉ lệ lạm phát cao nhất trong vòng 2 năm qua với gần 14%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tăng với nhịp độ 13.9%, chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 23.12% so với cùng kì năm ngoái… Trong quý II của năm, lạm phát gia tăng mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng rất cao, giá tiêu dùng tháng 6/2011 so với tháng 12/2010 đã lên đến 13.29%. Đầu quý IV, CPI cả nước tăng 0.36% so với tháng 9, so với tháng 12/2010 thì tăng 17.05%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 2,88%, 4,29%, 2,30%)

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% (Năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%).

Như vậy ta thấy, tuy lạm phát tăng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 đã giảm xuống đáng kể từ mức 2,88% năm 2010 còn 2,27% năm 2011, thấp nhất trong 4 năm gần đây.

IV, LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP NĂM 2012

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn.CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm 2012 có mức biến động nhiều, khác xu hướng so với năm trước.Tỷ lệ lạm phát thấp hơn dự kiến là 6,81%. Bên cạnh tỷ lệ lạm phat giảm thì tỉ lệ thất nhiệp giảm so với năm 2011. Cụ thể: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.

V, LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP NĂM 2013

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 so với tháng 12/2012 tăng 6,04%; còn CPI bình quân năm 2013 so với năm 2012 là 6,6%, đã đạt được mục tiêu tổng quát do Quốc hội đề ra (lạm phát thấp hơn). Đầu tiên CPI phá vỡ chu kỳ “hai năm cao, một năm thấp” đã diễn ra trong 9 năm trước đây. Diễn biến trên của CPI là thành công nổi bật của năm

nay. Điều đó lại càng có ý nghĩa khi tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn năm trước, theo mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra (lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm trước).

Sức ép của lạm phát đối với mức sống thực tế của người tiêu dùng đã không còn lớn như khi lạm phát cao. Lương thực, mặt hàng thiết yếu nhất, năm 2012 giá giảm sâu, năm nay tăng thấp (nếu tính bình quân vẫn còn giảm), làm cho người tiêu dùng có thu nhập thấp, người nghèo đỡ bị sức ép.

Lạm phát thấp đã góp phần giảm lãi suất huy động, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, có khoản, có đối tượng lãi suất đã trở về thời kỳ 2005-2006 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Mặc dù lãi suất giảm, nhưng tiền gửi vẫn tăng cao (tính đến ngày 12/12/2013, tiền gửi VND tăng 15,93%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng dư nợ tín dụng), góp phần cải thiện tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng…Do lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau nên lạm phát giảm sẽ dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng.Cụ thể như sau: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi chín tháng năm 2013 ước tính là 2,22%, trong đó khu vực thành thị là 3,67%, khu vực nông thôn là 1,56% (Số liệu của chín tháng năm 2012 tương ứng là: 2,06%; 3,31%; 1,48%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi chín tháng năm 2013 ước tính là 2,66%, trong đó khu vực thành thị là 1,50%, khu vực nông thôn là 3,18% (Số liệu của chín tháng năm 2012 tương ứng là: 2,75%; 1,46%; 3,33%).

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 chín tháng năm 2013 ước tính là 5,97%, trong đó khu vực thành thị là 10,79%, tăng 1,27 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn là 4,49%, tăng 0,05 điểm phần trăm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên chín tháng năm 2013 ước tính là 1,29%, trong đó khu vực thành thị là 2,45%, khu vực nông thôn là 0,77%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.

KẾT LUẬN: Như vậy qua phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn từ năm 2009 – 2013, chúng ta có thể thấy lạm phát và thất nghiệp không ngừng biến động qua từng năm. Có những năm lạm phát chỉ ở mức 1 con số nhưng cũng có năm lạm phát phi mã tới mức 2 con số. Trước tình hình đó thì Chính phủ và Nhà nước cũng đưa ra các chính sách để điều tiết thất nghiệp và lạm phát sao cho phù hợp nhất, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy, lạm phát và thất nghiệp luôn là mối quan tâm và là vấn đề lớn không chỉ của Đảng, Nhà nước mà còn là của toàn xã hội bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của đời sống. Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo, các cấp chính quyền cần phát huy cao hơn nữa vai trò của mình, nắm bắt kịp thời với xu thế

của nền kinh tế, ứng phó nhanh nhạy với bất kỳ biến cố nào xảy ra để góp phần phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Lạm phát thất nghiệp 5 năm (2009 2013) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w