Hấp thụ và thích nghi với kim loại nặng và các chấ tô nhiễm khác

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẩn k ỹ THUẬT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ cỏ VETIVER GIẢM NHẸ THIÊN TAI, bảo vệ môi TRƯỜNG (Trang 90 - 92)

C. nemoralis

VETIVER THÍCH HỢP VỚI MỤC ĐÍCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.2.2. Hấp thụ và thích nghi với kim loại nặng và các chấ tô nhiễm khác

Cỏ Vetiver có khả năng đặc biệt về xử lý ô nhiễm nước là do nó có thể hấp thụ nhanh chóng các kim loại nặng và các chất dinh dưỡng khác trong nước và có thể chịu được những chất này dù ở hàm lượng rất cao. Tuy hàm lượng những chất này trong cỏ Vetiver nhiều khi không cao nhưở một số giống cây siêu tích tụ khác, nhưng do nó phát triển rất nhanh và cho năng suất rất cao (năng suất cỏ khô đạt tới 100tấn/ha/năm) nên cỏ Vetiver có thể tiêu giải một lượng chất dinh dưỡng và kim loại nặng lớn hơn nhiều so với phần lớn các giống cây siêu tích tụ khác.

Ở Việt Nam, bước đầu đã có một số thử nghiệm tại một nhà máy chế biến hải sản để xác định thời gian cần thiết giữ nước thải ở đồng cỏ Vetiver nhằm tiêu giảm nitrát và phốt phát xuống tới nồng độ dưới tiêu chuẩn cho phép. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm 88% sau 48 giờ và giảm 91% sau 72 giờ, hàm lượng Phốtpho tổng giảm 80% sau 48 giờ và 82% sau 72 giờ. Tổng lượng N và P bị tiêu giảm sau 48 giờ và 72 giờ xử lý không khác nhau nhiều (Lưu Thái Danh et al., 2006).

Tiếp theo thử nghiệm này một sốđầm hồ nuôi cá ởđồng bằng sông Cửu Long đã ứng dụng hệ thống cỏ Vetiver bảo vệ bờ đầm, bờ hồ, làm sạch nước trong đầm hồ và xử lý nước thải (Ảnh 3). Ở miền Bắc nước thải từ một xí nghiệp sản xuất giấy ở Bắc Ninh và từ nhà máy phân đạm Hà Bắc cũng đang được thử nghiệm xử lý bằng hệ thống cỏ Vetiver. Ở Bắc Ninh cỏđã mọc tốt sau 2 tháng chỉ trừ một vài đoạn ngay sát nước thải, nơi hàm lượng các chất độc hại tỏ ra quá cao. Trong khi đó, ở nhà máy phân đạm Hà Bắc, cỏ mọc lên rất tốt mặc dù luôn ở trong tình trạng ngập nước thải, có thể giảm đáng kể hàm lượng các nguyên tốđộc hại (Ảnh 4).

nh 3: Trng c Vetiver bo v b và x lý nước thi các đầm h nuôi cá nước ngt đồng bng sông Cu Long

nh 4: Trng c x lý nước thi Bc Ninh (trái) và Bc Giang (phi)

Ở Ôxtralia, 5 hàng cỏ Vetiver đã được tưới ngầm bằng nước thải lấy từ hố ga ở nhà vệ sinh ra. Khi cỏ Vetiver được 5 tháng tuổi, lượng Nitơ tổng trong nước thấm ngầm qua 2 hàng cỏ đã giảm 83%, và sau 5 hàng cỏ đã giảm tới 99%. Tương tự như vậy, hàm lượng Phốt pho tổng cũng giảm lần lượt 82% và 85% (Hình 4, Truong and Hart,

2001).

Hình 4: Hiu qu ca c

Vetiver tiêu gim Nitơ

Ở Trung Quốc, chất dinh dưỡng và kim loại nặng thải ra từ các trại lợn là những chất chủ yếu nhất gây ô nhiễm nguồn nước, với nồng độ N, P và cả Cu, Zn vốn rất cao trong thức ăn tăng trọng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, cỏ Vetiver có khả năng làm sạch nước thải rất cao. Nó có thể hấp thụ và lọc Cu và Zn tới trên 90%; As và N tới trên 75%; Pb trong khoảng 30-71% và P trong khoảng 15-58%. Có thể sắp xếp thứ tự hiệu quả thanh lọc kim loại nặng và các chất N, P của cỏ Vetiver đối với nước thải từ trại lợn như sau: Zn>Cu>As>N>Pb>Hg>P (Xuhui et al., 2003; Liao et al., 2003).

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẩn k ỹ THUẬT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ cỏ VETIVER GIẢM NHẸ THIÊN TAI, bảo vệ môi TRƯỜNG (Trang 90 - 92)