Khái quát vấn đề

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH hóa môi TRƯỜNG (Trang 25 - 27)

Theo định nghĩa ở mục 2.2.4, khi phát triển mô hình, hiệu chỉnh (calibration) - có người gọi là định chuẩn - là tiến trình mà trong đó các thông số và biến số của mô hình được điều chỉnh để kết quả ra của mô hình phù hợp với thực tế quan sát được.

Ví dụ : Quan trắc thủy đồ diễn tả dòng chảy của một lưu vực (hình 3.1), nhiều nhà thủy

văn học thấy chúng có những nét tương tự với sự biến động của lượng mưa ghi nhận

được trong một thời gian tương đồng (Hình 3.2). Nghĩa là sau những trận mưa lớn, lưu lượng dòng chảy gia tăng và khi mưa giảm dần thì dòng chảy cũng giảm theo một quan hệ tuyến tính nào đó.

--- TS. Lê Anh Tuấn

22

Số liệu vào (input data)

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Số liệu ra (output data)

Lưu lượng sông

Chảy ngầm

Mô hình Các thông số mô hình

Thời gian t Lưu lượng Q

Q mô hình Q thực tế

Khi thực hiện mô hình diễn tả quan hệ mưa – dòng chảy của một lưu vực, ta có thể tối giản quan hệ này theo sơ đồ như hình 3.3.

Hình 3.3 Sơ đồ diễn tả bài toán quan hệ mưa – dòng chảy

Giả sử kết quả của một mô hình nào đó cho ra kết quả như hình 3.4. Trên đồ thị, mô hình của bài toán cho đường cong diễn tả sự thay đổi lưu lượng theo thời gian, đường cong theo mô hình này nếu đem so với số liệu lưu lượng đo được trong thực tế sẽ thấy có sự khác biệt. Để giảm thiểu sự khác biệt này, người ta đưa vào mô hình các thông số điều chỉnh, đó chính là công việc của sự hiệu chỉnh.

i. Xác định thông tin quan trọng

ii. Chọn tiêu chuẩn mô hình

iii. Hiệu chỉnh mô hình:

+ Chn thi đon hiu chnh

+ Hiu chnh sơ b

+ Hiu chnh tinh tế

Trong ví dụ bài toán mô hình mưa – dòng chảy, ta có nhiều thông số như :

• Hàm lượng nước tối đa chứa trong lớp đất mặt

• Hàm lượng nước tối đa chứa trong tầng rễ

• Hệ số chảy tràn mặt

• Hệ số chảy lẫn trong đất

• Ngưỡng tối đa của tầng rễ tạo ra dòng chảy mặt

• Ngưỡng tối đa của tầng rễ tạo ra dòng chảy ngầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• v.v...

Hiệu chỉnh là công việc điều chỉnh các thông số mô hình sao cho kết quả càng gần với thực tế. Nếu việc hiệu chỉnh của mô hình làm tốt thì đường cong từ mô hình sẽ càng “trùng“ với đường cong thực đo.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH hóa môi TRƯỜNG (Trang 25 - 27)