Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2008

Một phần của tài liệu Thu hút FDI ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

II. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây

2.Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2008

Trong năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng 57% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay, vượt mức kỷ lục đã đạt được vào năm 1996 là 8,6 tỷ USD.Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đăng ký năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, cả vốn đăng ký của các dự án mới và vốn đầu tư mở rộng sản xuất đều tăng mạnh so với năm 2005, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới tăng tới 77%.Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũng đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tiến

độ giải ngân vốn ĐTNN trong năm 2006 được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm ước đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm trước.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt kết quả khả quan hơn mức dự báo. Trong năm qua, đã có thêm 250 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần làm gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 29,4 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm trước. Riêng doanh thu xuất khẩu (không kể dầu thô) của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt 14,5 tỷ USD, tăng 30,1% và nếu tính cả xuất khẩu dầu thô đạt 22,6 tỷ USD, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN tăng 19,5%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước.Với tốc độ tăng trưởng mạnh cả về sản xuất và xuất khẩu, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã đóng vai trò động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta với mức tăng trưởng GDP trên 8,2% trong năm qua.

Chất lượng dự án chuyển biến tích cực. Trong danh mục các dự án ĐTNN được cấp phép trong năm 2006, đã xuất hiện nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia. Trong đó phải kể đến dự án đầu tư của tập đoàn Intel tại thành phố Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư (kể cả tăng vốn) lên tới 1 tỷ USD; dự án sản xuất thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu của tập đoàn Posco Hàn Quốc có tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ USD; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tycoons Worldwide Steel (Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD xây dựng nhà máy cán thép tại Khu Kinh tế Dung Quất; Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện tử Meiko với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD,... chỉ tính riêng 10 dự án lớn nhất đã có tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến gần 4 tỷ USD.

Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao. Ngoài dự án của tập đoàn Intel, năm 2006 đã xuất hiện và gia tăng các dự án đầu tư của các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản như dự án sản xuất thiết bị y tế của tập đoàn Terumo, sản xuất máy fax, máy in laze của tập đoàn Brothers Industries; các dự án tăng vốn, xây dựng nhà máy mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn Cannon Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ritech Việt Nam,...

Cùng với sự xuất hiện các dự án nói trên, thứ bậc của các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Năm 2006 Hàn Quốc với một số dự án lớn, trong đó có dự án sản xuất thép của Posco, trở thành nước dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam so với vị trí thứ 4 trong năm 2005; Hoa Kỳ (kể cả đầu tư qua nước thứ 3) vươn lên đứng hàng thứ 2 và Nhật Bản đứng hàng thứ ba về vốn đăng ký. Tuy nhiên, xét về vốn đầu tư thực hiện, Nhật bản vẫn tiếp tục là nước đứng đầu.

Năm 2007, sau một năm gia nhập WTO thu hút đầu FDI đã có những bước phát triển vượt bậc với 20,3 tỷ USD vốn đăng ký của Việt Nam. Tính chung FDI năm 2007 so với năm 2006 thu hút tăng gần 70%, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001- 2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.

Tính đến hết tháng 11/2007, vốn FDI thu hút đạt 15 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (13 tỷ USD) và lượng vốn FDI thu hút của cả năm 2006 (10,2 tỷ USD). Trong số này có 1.283 dự án cấp mới với 13,4 tỷ USD (tăng 35,2% về số dự án và 67,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước) và 314 dự án xin tăng vốn, đạt 1,67 tỷ USD. Công nghiệp vẫn là nhóm ngành dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài với trên 7,55 tỷ USD (chiếm 56,4 % tổng vốn FDI), tiếp sau là dịch vụ với 5,65 tỷ USD (42,2 % tổng vốn đầu tư đăng ký).

Dẫn đầu 50 quốc gia đầu tư vào Việt Nam là Hàn Quốc (3,68 tỷ USD, chiếm 28% tổng số vốn đăng ký), tiếp theo British Virgin Islands và Xingapo (tương ứng 3,5 tỷ USD và 1,55 tỷ USD chiếm 17,8% và 13,3%). Trong 50 địa phương thu hút được dự án FDI, dẫn đầu là Bà Rịa – Vũng Tàu (1,06 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đăng ký), tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tương ứng là 1 tỷ USD và 0,9 tỷ USD chiếm 10% và 9,1%).

Năm 2007, FDI thu hút vào Việt Nam không những chỉ gia tăng về số lượng mà còn có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu:

Số lượng dự án có quy mô lớn tăng. Trong tổng số dự án FDI tính đến tháng 10/2007, số dự án có quy mô lớn chiếm 55% (tăng 50% so với cùng kỳ). Quy mô trung bình của một dự án đạt 8,5 triệu USD/dự án (so với 6,7 triệu USD/dự án năm 2006).

Có sự chuyển dịch bước đầu địa bàn đầu tư. Trong danh sách các địa phương có dự án đầu tư lớn, đã xuất hiện thêm nhiều địa phương mới như Hà Nam, Hà Giang,

Cao Bằng. Nhiều địa phương có sự bứt phá vươn lên những vị trí hàng đầu trong danh sách trong địa bàn có số vốn đầu tư lớn như Thừa Thiên Huế, Hậu Giang, Ninh Thuận. Trong danh sách các nhà đầu tư lớn, những cái tên quen thuộc vẫn liên tục xuất hiện chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của thị trường Việt Nam.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ nước Mỹ đã lan rộng sang Châu Âu, các nước Châu Á và phần nào ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các mặt của đời sống xã hội nước ta. Nhưng cộng đồng đầu tư quốc tế đã đánh giá cao các giải pháp và chính sách của Việt Nam trong khiềm chế lạm phát, giữ ổn định môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và coi Việt Nam là địa bàn đầu tư tin cậy.

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng qua cả nước có 953 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỷ USD, bằng 83,3% về số dự án và tăng gần 6 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.Vốn đầu tư tăng thêm chủ yếu từ các nhà đầu tư Nhật bản đứng đầu với 265 triệu USD, chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư tăng thêm. Hàn Quốc 201,6 triệu USD vốn đầu tư tăng thêm chiếm 19,6%.

Vốn đăng ký mới chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 512 dự án với tổng vốn đăng ký là 32,5 tỷ USD chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng số vốn đăng ký là 25,5 tỷ USD chiếm 42% về số dự án và 43.9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.

Tính từ đầu năm đến nay đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 40 dự án, vốn đăng ký 14,8 tỷ USD chiếm 4,2% về số dự án và 25,5% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 có 122 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỷ USD chiếm 12,8% về số dự án và 14,8% về số vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 có 90 dự án, vốn đầu tư là 7,2 tỷ USD chiếm 9,4% về dự án và 12,89% về vốn đầu tư đăng ký dự án. Brunei đứng thứ 4 có 15 dự án vốn đầu tư 4,3 tỷ USD chiếm 7,5% về vốn đầu tư đăng ký . Canada đứng thứ 5 có 7 dự án, vốn đầu tư 4,2 tỷ chiếm 7,5% về vốn đầu tư đăng ký.

Bảng 4: Đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2008

năm 2007 năm 2008 cùng kỳ

Số dự án cấp mới Dự án 1144 953 83,3%

Vốn đăng ký cấp mới Triệu USD 9753 9753 597,7%

Số dự án tăng vốn Lượt dự án 22 300 82,3%

Vốn đăng ký tăng thêm Triệu USD 196 1512 67,8%

Vốn cấp mới và tăng thêm Triệu USD 2192 11265 526,6% Các dự án chủ yếu thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài (728 dự án, vốn đăng ký là 29,2 tỷ U SD) chiếm 76,4% về số dự án và 51,3% về vốn đăng ký. Số dự án theo hình thức liên doanh có 168 dự án với vốn đăng ký là 26,8 tỷ USD chiếm 17,6% về số dự án và 46.1% về vốn đăng ký, còn lại là các dự án theo hình thức khác.

Các địa phương trong cả nước tích cực, chủ động trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều dự án quy mô lớn khai trương, động thổ triển khai ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.Do thu hút được các dự án có quy mô lớn nhất nước 9,79 tỷ USD của liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin, tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu trong số 43 địa phương trong cả nước thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 2 có 4 dự án, tổng vốn đăng ký là 9,3 tỷ USD chiếm 16% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Thành Phố Hồ Chí Minh 8 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đăng ký. Hà Tĩnh 7,8 tỷ USD chiếm 13,5%. Thanh Hóa 6,2 tỷ USD chiếm 10,6%. Phú Yên 4,3 tỷ chiếm 7,5%. Kiên Giang 2,3 tỷ USD chiếm 5%, Đồng Nai 1,78 tỷ USD chiếm 4%.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)