Thực trạng về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

1. Ưu điểm:

Những năm gần đây, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành và công bố nhiều chuẩn mực kế toán cùng thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực kế toán ban hành, áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nứoc nhằm đạt được sự đánh giá trung thực hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán được áp dụng thống nhất trong cả nước hiện nay là Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản này đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản lý ở một mức độ nhất định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vịêc ghi chép, phản ánh của kế toán cũng như công tác kiểm tra. Đồng thời nó cũng thể hiện sự thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, thể hiện sự vận dụng sáng tạo các chuẩn mực nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế vào Việt Nam.

2. Nhược điểm:

Bên cạnh việc vận dụng sáng tạo các chuẩn mực chế độ trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thì hệ thống kế toán chi phí sản xuất còn có một số nhược điểm như sau:

Một là: hệ thống kế toán chi phí sản xuất còn thiếu linh hoạt:

Hệ thống chi phí sản xuất ở nước ta hiện nay là hệ thống kế toán chi phí thực tế. Trong kỳ kế toán luôn ghi nhận chi phí thực tế phát sinh để tập hợp chi phí sản xuất. Việc làm này là chính xác nhưng đôi lúc cũng không được thuận tiện lắm vì đến cuối kỳ kế toán mới tính được giá thành sản phẩm. Đối với chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp thì có thể tính ngay được dựa trên các chứng từ nội bộ cung cấp. Còn với chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ mới xác định được do phụ thuộc vào

các chứng từ bên ngoài như hoá đơn tiền điện, tiền nước, chất đốt… Các hoá đơn này cuối kỳ các nhà cung cấp mới tính toán và báo cho doanh nghiệp. Nhưng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho, tiêu thụ xen kẽ liên tục, nên doanh nghiệp rất cần thông tin về chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, làm cơ sở để xác định đúng giá bán, thông tin này rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp có khả năng định giá, xác định chiến lược cạnh tranh trên thị trường.

Hai là: Hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa có tính thống nhất cao và toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp, những hướng dẫn về nội dung và phương pháp vận dụng chưa thật cụ thể, chưa gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Ba là: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ chưa được áp dụng nhiều trong thực tế. Phương pháp kiểm kê định kỳ có những ưu điểm như đơn giản, dẽ làm, giảm nhẹ khối lượng việc hạch toán hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong thực tế thì có khá ít doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để hạch toán hàng tồn kho. Nguyên nhân là do đặc điểm của phương pháp này không phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu trong kỳ mà chỉ dựa vào tình hình nhập kho và kiểm kê cuối kỳ để xác định hàng xuất trong kỳ.

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp (Trang 25 - 26)