3.2.1.1 Về yếu tố thuỷ văn
Theo các tài liệu khí tƣợng - thủy văn Hồ Núi Cốc thuộc vùng mƣa nhiều của tỉnh Thái Nguyên do ảnh hƣởng của dãy Tam Đảo. Một năm bình quân có 198 ngày mƣa và chia làm 2 mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80-85% tổng lƣợng mƣa hàng năm. Mƣa nhiều nhất vào tháng 8 và ít nhất vào tháng 1 hàng năm.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là H=2.007mm. Lƣợng mƣa cao nhất Hmax= 3.008mm và thấp nhất Hmin=977mm.
Một số trận mƣa lịch sử gây ra lũ đặc biệt lớn trên sông Cầu và gây ra ngập úng trong thành phố Thái Nguyên:
- Ngày 9-10/8/1968: Lƣợng mƣa 118,7mm. - Từ 1-7giờ ngày 26/7/1973: Lƣợng mƣa 312mm. - Ngày 25/7/1959: Lƣợng mƣa 544mm.
Vào thời gian xảy ra khô hạn, thiếu nƣớc tƣới hồ Núi Cốc cũng cạn hết nƣớc (1988).
3.2.1.2. Về yếu tố địa hình
Đặc điểm địa hình (ảnh hƣởng đến sự phân bố dòng chảy theo không gian, hiệu suất dòng chảy và xói mòn bề mặt, ảnh hƣởng đến khả năng tự làm sạch của từng con sông và sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không gian). Lƣu vực Hồ Núi Cốc có độ dốc lớn, trong lƣu vực có nhiều thung lũng. Về phía 1,62%o, độ dốc bình quân lƣu vực là 43,3%.
3.2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường sinh học
Hạ lƣu, các núi thấp, thung lũng hẹp và ít. Độ cao bình quân lƣu vực là 312 m, độ dốc lòng sông.
52
Thảm thực vật (nhất là các loại thân gỗ) có giá trị cao trong điều tiết khí hậu, cải thiện chất lƣợng không khí, bảo vệ tài nguyên nƣớc và đất. Từ bản đồ thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên thành lập năm 1998 có thể nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nƣớc hồ Núi Cốc cạn là do nguồn sinh thủy của sông Công giảm sút. Trên sƣờn núi Tam Đảo hiện chỉ có các trảng cây bụi thứ sinh, hoặc trảng cỏ cây bụi và cây trồng. Chỉ ở phần đỉnh của núi Tam Đảo còn sót lại những mảng rừng rậm thƣờng xanh.
Tuy nhiên, mật độ cây xanh và diện tích thảm thực vật ngày càng suy giảm có thể gây một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trƣờng và KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. Các tác động rõ rệt nhất là:Gia tăng cƣờng độ và tần suất lũ lụt; Gia tăng xói mòn, suy giảm chất lƣợng đất; Gia tăng ô nhiễm nƣớc các sông, hồ.
3.2.1.4. Ảnh hưởng do xói mòn bồi lắng
Xói mòn trên lƣu vực gia tăng, quá trình bồi lấp lòng hồ nhanh hơn (trong 20 năm mức bồi lắng đạt 0,5 - 1,0 m). Với tốc độ đó thì tuổi thọ của hồ sẽ rút ngắn 20 - 25 năm so với thiết kế. Ngoài ra quá trình xói mòn gây ô nhiễm và làm suy giảm chất lƣợng nƣớc hồ.