Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu quy hoạch không gian nhà máy gạch khí chưng áp tại vùng trọng điểm phía bắc (Trang 30 - 93)

2.2.2. Công nghệ sản xuất

. Công nghệ sản xuất, trang thiết bị và nhu cầu nguyên vật liệu

a ) Công nghệ sản xuất ( xem bản vẽ sơ đồ công nghệ kèm theo ở phụ lục). b) Mô tả sơ đồ công nghệ

 Công đoạn gia công chuẩn bị nguyên liệu.

Cát và thạch cao được ô tô vận tải vận chuyển về nhà máy. Cát sẽ được tập kết tại bãi chứa ngoài trời và thạch cao được chứa trong kho chứa hỗn hợp của nhà máy, sau đó được xe xúc lật vận chuyển đến các két chứa cát và thạch cao. Sau khi được định lượng, cát và thạch cao được đổ vào băng tải hỗn hợp để cấp liệu cho máy nghiền. Hỗn hợp nguyên liệu gồm cát, thạch cao và nước được đưa vào phễu tiếp liệu của máy nghiền bi. Hỗn hợp sau khi nghiền đạt độ mịn 2.500 – 3000 cm2/g, dụng trọng 1,6 – 1,7 kg/l qua sàng rung, phễu trung gian, được bơm vào bể chứa hồ. Những bể chứa hồ cát được trang bị máy khuấy để giữ cho hồ luôn ở dạng huyền phù.

Vôi được vận chuyển về nhà máy bằng ô tô ở dạng cục với kích thước ≤ 250 mm và được chứa trong kho hỗn hợp chung với thạch cao. Từ kho chứa, vôi cục được vận chuyển tới phễu tiếp nhận vôi bằng xe xúc bánh lốp để nâng cấp cho máy đập hàm. Tại đây, vôi sẽ được đập tới kích thước đầu ra ≤ 25mm sau đó được vận chuyển bằng gầu nâng tới silô chứa vôi thô có trang bị hệ thống rút liệu, phễu tiếp nhận và cân cấp liệu để cấp vào máy nghiền bi. Máy nghiền bi kiểu khô sẽ được sử dụng để nghiền vôi tới độ sót sàng vuông 0.08 mm đạt ≤ 15 %, sau đó vôi đã nghiền mịn sau máy nghiền sẽ được vận chuyển tới si lô chứa vôi mịn để sử dụng cho phối liệu.

Chất kết dính xi măng vận chuyển về nhà máy nhờ các xe tải dung tích lớn được hút vào các si lô chứa xi măng.

Bột nhôm được vận chuyển về kho chứa trong nhà máy bằng ô tô, nhôm được cân định lượng theo từng mẻ sau đó trộn với nước để khuếch tán trong buồng trộn. sau mỗi mẻ bột nhôm được đưa vào két định lượng nhôm trước khi đưa và két trộn hỗn hợp.

 Công đoạn định lượng, trộn. đổ khuôn và lưu hóa sơ bộ

Bê tông nhẹ hay bê tông khí được tạo ra bằng cách đổ rót hồ sau khi trộn vào trong một cái khuôn với kích thước 4,8m x 1,2m x 0,6m. Hỗn hợp nguyên liệu sẽ được trộn theo từng mẻ, nguyên liệu được tự động cân nhờ hệ thống cân định lượng với độ chính xác cao và được máy tính giám sát. Hệ thống này tự điều chỉnh để ổn định nhiệt độ và hàm lượng nước trong hồn hợp.

Vôi và xi măng từ các si lô được cân riêng biệt bằng các vít định lượng đưa vào két định lượng.

Tổng lượng nước trong công thức trộn có vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở tỷ trọng của hỗn hợp, máy tính sẽ tính toán lượng nước đã có trong hỗn hợp hồ và điều chỉnh phễu định lượng nước tới khi đạt lượng nước cần bổ sung.

Hồ từ các bể chứa sẽ được bơm tới két định lượng và được định lượng như thành phần thứ nhất. Phần hồ thừa được đưa vào một két định lượng tương tự và được định lượng như thành phần thứ hai. Các hồ này được định lượng theo khối lượng để xác định chính xác lượng nguyên liệu khô theo đúng công thức pha trộn. Điều này có nghĩa tỷ trọng thực tế của hồ được tính toán dựa trên cơ sở khối lượng khô của các nguyên liệu. Khối lượng các hồ được tính toán riêng cho mỗi hỗ hợp bởi hệ thống máy tính và tự động điều chỉnh trong trường hợp có sự khác nhau về tỷ trọng hồ, đảm bảo khối lượng của nguyên liệu khô không thay đổi ở mọi thời điểm.

Nhiệt độ của hỗn hợp cũng là yếu tố quan trọng để sản xuất được khối bê tông đồng đều. do vậy, nhiệt độ của tất cả các nguyên liệu đầu vào đều được đo để biết nhiệt độ thực tế của chúng. Nhiệt độ này sẽ được so sánh với nhiệt độ cần thiết để quá trình hydrat hóa hoàn toàn, khi đó khối bê tông do trương nở thể tích sẽ được dâng lên đạt chiều cao yêu cầu. Nhiệt độ đã chọn trước của hỗn hợp hồ khoảng 40oC đạt được bằng cách pha thêm nước nóng hay nước lạnh, quá trình này được điều chỉnh hoàn toàn tự động nhờ máy tính.

Hồ bột nhôm được trộn với nước trong máy trộn hồ nhôm . Hồ này sau khi trộn sẽ được bơm tói két định lượng hồ nhôm phía trên buồng trộn chính.

Quá trình trộn bắt đầu bằng việc tháo các loại hồ vào máy trộn chính, xi măng, vôi hay cả hai và cần bổ sung được thêm vào ( khối lượng cụ thể phụ thuộc vào công thức và chất lượng nguyên liệu thô). Quá trình được thực hiện cho đến khi các chất được phân bố đồng đều theo yêu cầu.

Đến cuối giai đoạn trộn thì bột nhôm được đưa vào cùng với nước sạch từ thiết bị định lượng bột nhôm. Khi bột nhôm đã phân bố đều trong hồ thì hồ từ máy trộn được tháo vào khuôn. Khuôn sau khi được đỏ đầy hồ ngay lập tức được đưa bằng xe vận chuyển tới một trong những buồng lưu hóa, ở buồn lưu hóa sơ bộ đã gia nhiệt sẵn. Khuôn sẽ nằm trong đó cho tơi khi bê tông dâng lên do khí H2 thoát ra từ phản ứng nhôm và đông cứng do phản ứng của các chất liên kết. Khi bánh bê tông đạt yêu cầu vê độ cao và độ thích hợp cho việc cắt, khuôn sẽ được đẩy ra khỏi đường ray lưu hóa và được vận chuyển trên các đường ray để thực hiện quá trình cắt ) Thời gian lưu hóa sản phẩm là 12,5h).

 Công đoạn cắt sản phẩm.

- Xe đẩy của hệ thống vận chuyển trong công đoạn cắt đưa tấm palet có bê tông vào để cắt. Máy xén mặt bên sẽ cắt dọc theo mặt bện cho đến hết chiều dài của khối bê tông.

- Máy cắt tạo độ dày cắt bê tông thành từng lát theo chiều dày cần thiết cho khối ( hay chiều dày của một panel). Toàn bộ hồ thừa, phế liệu trong các quá trình cắt tạo hình sản phẩm đều được hồi lưu trở lại dây truyền nhờ hệ thống băng tải, đưa về bể chứa hồi lưu

- Bê tông sau khi cắt sẽ được vận chuyển đưa tới khu vực hấp.  Công đoạn hấp.

Sản phẩm sau khi được cắt theo yêu cầu, sẽ được hệ thống vận chuyển đưa vào hệ thống nồi hấp để làm đông cứng sản phẩm khối bê tông. Khối bê tông sẽ được hấp trong hệ thống autoclav chưng áp với áp suất hơi bão hòa 9 -16 bar và nhiệt độ tương ứng 175 – 205 oC. Trong autoclav khi ở nhiệt đọ cao mà nước trong hệ thống vẫn ở trạng thái cân bằng lỏng- khí là điều kiện thuận lợi để cho phản ứng hóa học giữa Ca(OH)2 và SiO2 nghiền mịn xảy ra hoàn toàn, tạo nên các thành phần khoáng dạng xi măng CmSnHp trong bê tông silicat.

Các xe đẩy của nồi hấp được đặt trên đường ray phía trước có nồi hấp. Mỗi xe đẩy của nồi hấp vó thể chứa được 3 khối phôi sản phẩm.

Quá trình làm cứng bắt đầu bằng việc đưa hơi nước vào nồi hấp với áp suất tăng dần tới xấp xỉ 13 bar tương đương với nhiệt độ 194oC. Nhiệt độ và áp suất này được giũ trong vài giờ để làm cứng bê tông và hình thành các hydrat silicat canxi. Cuối chu trình hấp, áp suất và nhiệt độ được giảm từ từ tới áp suất môi trường xung quanh.

Sau khi cửa nồi hấp mở ra, các xe lần lượt đẩy ra sản phẩm. Thường thì 24h có khoảng 2 chu trình hấp được thực hiện.

 Công đoạn vận chuyển và đóng gói

Bê tông sau hấp được vận chuyển tới máy phân loại. Sau đó sản phẩm được phân loại, vận chuyển tới khu vực đóng kiện và vận chuyển về kho chứa trước khi xuất sản phẩm ra ngoài thị trường.

b) Nhu cầu nguyên vật liệu:

Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu là: Cát và tro bay, Xi măng, Vôi, Thạch cao, Bột nhôm, than...

- Cát và tro bay: Nguồn cát cung cấp cho nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp sẽ được cung cấp từ các đơn vị sản xuất kinh doanh tại địa phương có báo giá và đảm bảo cung cấp số lượng. Trong trường hợp dùng tro bay thay cho cát thì tro bay sẽ được cung cấp từ các nhà máy nhiệt điện như nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Hải Phòng, nhiệt điện Uông Bí và một số nhà máy nhiệt điện ở phía bắc.

- Xi măng: Nguồn cung cấp xi măng cho nhà máy sẽ được cung cấp từ thị trường với sản lượng của các nhà máy xi măng địa phương và của tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam theo phương thức vận tải bằng ô tô hay bằng đường thủy.

- Vôi: Vôi hay bột vôi cung cấp cho nhà máy sẽ được cung cấp từ các đơn vị sản xuất kinh doanh vôi tại Bắc Ninh, Hải Dương.

- Thạch cao: Thạch cao sử dụng dự kiến được cung cấp từ hai nguồn chính là nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan hoặc Lào thông qua hệ thống cảng trung chuyển sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ô tô.

- Bột Nhôm: Bột nhôm sẽ được mua của đơn vị kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc.

- Than: Nhiên liệu than dùng cho hệ thống nồi hơi dự kiến sử dụng là than cám 5 – HG , chất lượng than nhu sau:

Nhiệt trị khô toàn phần: 5.500 kcal/kg.

Độ ẩm trung bình : 11,5 % ( max = 15% ) Cỡ hạt max: 15mm

Than được mua về nhà máy thông qua hệ thống cảng trung chuyển sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ô tô.

Bảng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu

STT Danh mục Nhu cầu năm (tấn)

1 Cát ( tro bay) 81.066 2 Xi măng 11.340 3 Vôi 22.614 4 Thạch cao 2.334 5 Bột nhôm 90 6 Than cám 6718 7 Vật liệu nghiền 22

*Nhu cầu điện, nước

• Nhu cầu về điện: Khi dự án đi vào hoạt động ước tính cần 4,7 triệu KWh/ năm. Nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua mạng lưới điện của khu công nghiệp Quế Võ II cấp đến hàng rào nhà máy, cấp điện áp 22 kv.

Nhu cầu về nước: Lượng nước ước tính sử dụng khi dự án đi vào hoạt động là

115.950 m3/năm. Nước cung cấp cho nhà máy được lấy từ hệ thống cấp nước của khu công nghiệp Quế Võ II.

STT Tên thiết bị Số lượng

Xuất xứ I Công đoạn phát sinh nguyên

liệu

1 Phễu cấp liệu 2 Việt Nam

2 Máy nghiền kép hàm 2 Việt Nam

3 Ống dẫn máy nghiền 2 Việt Nam

4 Máy nâng gầu 6 Việt Nam

5 Ống dẫn cho máy nâng 6 Việt Nam

6 Silô chứa vôi 1 Việt Nam

7 Van soắn 1 Việt Nam

8 Máy nạp liệu dung 1 Trung Quốc

9 Phễu chứa 1 Việt Nam

10 Máy nghiền bi 1 Trung Quốc

11 Bị thép 40 Trung Quốc

12 Băng truyền guồng xoắn 1 Việt Nam

13 Máy nâng gầu 1 Việt Nam

14 Ống dẫn cho máy nâng 3 Việt Nam

15 Băng truyền tải 1 Việt Nam

16 Phễu chứa 1 Việt Nam

17 Máy nạp liệu điện tử 1 Trung Quốc 18 Máy nghiền bi (ướt) 1 Trung Quốc

19 Bi thép 4 Trung Quốc

20 Máy khuấy khuôn vỏ 1 Trung Quốc

21 Bơm hồ 1 Trung Quốc

22 Silô khuấy hồ thu hồi 1 Việt Nam

23 Silô chứa hồ 1 Việt Nam

24 Không vỏ 1 Trung Quốc

25 Bơm hồ 1 Trung Quốc

26 Silô chứa vôi 2 Việt Nam

27 Van cánh bướm bằng tay 3 Việt Nam

28 Máy cấp liệu 8m 1 Việt Nam

29 Máy cấp liệu 8.5m 1 Việt Nam

30 Máy cấp liệu 8.2m 1 Việt Nam

31 Máy cấp liệu 6m 1 Việt Nam

32 Silô chứa hồ hỗn hợp 2 Việt Nam

33 Silô chứa nước 1 Việt Nam

34 Trang bị khí nén 3 Việt Nam

35 Palăng điện 1 Việt Nam

36 Linh kiện phi tiêu chuẩn 6 Việt Nam II Pha phối liệu và đổ khuôn

1 Cân đo bột vôi 1 Trung Quốc

2 Cân đo ximăng 1 Trung Quốc

3 Cân đo hồ 1 Trung Quốc

4 Cân đo nước 1 Trung Quốc

5 Máy khuấy bột nhôm 1 Trung Quốc

6 Cân đo bột nhôm 1 Trung Quốc

2.3. ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG HỎA VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Quá trình đánh giá tác động môi trường bao gồm hai phần:

- Phần 1: Giai đoạn thi công xây dựng nhà máy;

- Phần 2: Giai đoạn dự án chính thức đi vào hoạt động.

Mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực.

Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường của dự án là việc làm cần thiết để xác định mức độ ảnh hưởng, đưa ra các biện pháp khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực.

Các tác động tới môi trường của dự án dựa trên các xem xét, phân tích, đánh giá về đặc điểm công nghệ, vị trí của dự án và các điều kiện về môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án.

Quá trình đánh giá tác động môi trường được thực hiện dựa theo các văn bản sau:

- Luật bảo vệ môi trường ban hành theo Lệnh số 29/2005/L/CTN của Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/12/2005.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về việc qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường,

Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Nội dung chi tiết của việc đánh giá tác động môi trường cho dự án “ Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp” của công ty cổ phần vật tư và thiết bị xây dựng ANCORP được trình bày dưới đây:

3.1. DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

Trong thời kỳ đầu của dự án các công tác san lấp mặt bằng, đào móng, làm đường, xây lắp các hạng mục công trình sẽ có các nguồn gây ô nhiễm :

- Các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lắp đặt thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm chính là bụi lơ lửng, bụi lắng phát sinh từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng và đất cát, vật liêu rơi vãi trong quá trình thi công.

- Nhiệt và khí thải của các thiết bị thi công và phương tiện vận tải có động cơ ra vào công trường, tuy nhiên do đây là dự án có số lượng phương tiện làm việc trong khu công nghiệp hầu như không nhiều, không thường xuyên nên hoạt động của các phương tiện, thiết bị này gần như không gây ảnh hưởng lớn đến không khí khu vực.

- Nguồn nước thải do thi công và sinh hoạt hàng ngày phát sinh.

Tuy nhiên thời gian thi công, xây lắp các hạng mục công trình không dài, chỉ kéo dài trong 5 tháng.

3.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, các hoạt động của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường thụ nhiên do phát sinh lượng chất thải, các hoạt động và nguồn phát sinh chất thải chính như sau:

- San ủi, tôn nền bổ sung ( Khu vực thực hiện dự án đã được đổ nền cát). - Tập kết thiết bị, máy móc và công nhân xây dựng.

- Tập kết nguyên vật liệu phục vụ cho thi công.

- Xây dựng các hạng mục công trình: nhà sản xuất chính, nhà phối trộn, hầm dưỡng hộ,

Một phần của tài liệu quy hoạch không gian nhà máy gạch khí chưng áp tại vùng trọng điểm phía bắc (Trang 30 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)