Hình 5– Biểu đồ tuần tự mô hình MVC đơn giản

Một phần của tài liệu xây dựng bộ thư viện lập trình joob lib ứng dụngxây dựng mạng xã hội địa điểm trên di động (Trang 25 - 28)

cho phần dữ liệu của chương trình, ví dụ các dữ liệu được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) hay từ các hệ thống ứng dụng khác (như mail...).- View ( - View (phần hiển thị): Là phần giao diện với người dùng, bao gồm việc hiện dữ liệu ra màn hình, cung cấp các menu, nút bấm, hộp đối thoại, chọn lựa..., để người dùng có thể thờm, xóa, sửa, tìm kiếm và làm các thao tác khác đối với dữ liệu trong hệ thống.

- Controller (phần điều khiển): Là phần điều khiển toàn bộ logic về hoạt động của giao diện, tương tác với thao tác của người dùng (từ chuột, bàn phím và các thiết bị ngoại vi khác) và cập nhật, thao tác trên dữ liệu theo đầu vào nhận được và điều khiển việc chọn phần View thích hợp để truyền dữ liệu tới người dùng.

Với phương pháp thiết kế này, các chức năng hiển thị, chức năng logic điều khiển và chức năng truy cập dữ liệu của chương trình được chia làm các phần tách biệt.

2.1.2. Hibernate framework

Tiến trình trao đổi từ một giải pháp quan hệ đến một giải pháp hướng đối tường được biết đến như là Object Relational Mapping hoặc ngắn gọn là ORM. Ta xem xét lại một số khái niệm trong lập trình hướng đối tượng: Identity (Định danh), State (Trạng thái), Behavior (Cách hành xử), Type (Kiểu), Association (Tập hợp), Class (Lớp), Encapsulation (Đóng gói), Inheritance (Kế thừa).

Identity: Identity phân biệt một đối tượng với tất cả những đối tượng khỏc cựng kiểu. Mỗi đối tượng tại một thời điểm tạo ra nhận được một identity. Nó là định danh để phân biệt một đối tượng với một kiểu dữ liệu trừu tượng (Abstract Data Type - ADT).

State: State của một đối tượng là giá trị chứa bởi đối tượng đó. Mặt khác, state là giá trị hiện hành được tập hợp với Identity. Một đối tượng có thể đi thông qua những state khác nhau trong suốt vòng đời của nó. State cả một đối tượng có thể chỉ là hiện hữu bằng cách xác định behavior của đối tượng đó.

Behavior: Behavior của một đối tượng bao gồm:

- Một tập các thao tác và phương thức mà một đối tượng cung cấp, còn được gọi là Interface

- Các trả lời cung cấp ngược lại, còn được biết là các thông điệp - Những thay đổi những thao tác này tạo nên đối tượng

Tất cả cỏc cỏch giao tiếp với đối tượng phải thông qua interface. State của một đối tượng có thể được kiểm tra bằng các thể hiện của behavior. Mặt khác, các giá trị được trả về của các thao tác và ảnh hưởng sau đó của các thao tác này cung cấp cho behavior của đối tượng, mà trong đó nói cho chúng ta state của đối tượng.

Type: Các đối tượng có thể hỗ trợ các interface có những đặc tả khác nhau. Những đặc tả này là kiểu của giao tiếp, được bổ sung bởi đối tượng. Những đối tượng khác nhau có thể là cùng kiểu, và những đối tượng như thế có thể được tương tác với nhau thông qua cùng Interface. Một đối tượng có thể bổ sung nhiều kiểu.

Association: Một đối tượng của một kiểu có thể được liên kết với đối tượng thuộc kiểu khác. Liên kết này được biết như một Association. Association giúp đỡ trong việc chuyển tải những đối tượng khỏc đó liên kết với một đối tượng.

• ORM (Object Relational Mapping) framework là một cơ chế cho phép người lập trình thao tác với database một cách hoàn toàn tự nhiên thông qua các đối tượng. Lập trình viên hoàn toàn không quan tâm đến loại database sử dụng, SQL, …

Persistence Layer:

- “Tier” và “Layer”: tier thường được gắn với phần cứng về mặt vật lý (physical) còn layer thỡ dớnh đến vấn đề cách thức tổ chức bên trong của ứng dụng. Việc phân chia tier là “trong suốt” (transparent) đối với ứng dụng về mặt luận lý (logical). Điều này có nghĩa là khi ta phát triển một ứng dụng, chúng ta không bận tâm đến các thành phần (component) sẽ triển khai

(deploy) ra sao mà chỉ chú ý là chúng ta sẽ tổ chức ứng dụng thành những layer như thế nào.

- Peristence layer: một ứng dụng có thể được chia làm 3 phần như sau: giao diện người dùng (presentation layer), phần xử lý nghiệp vụ (business layer) và phần chứa dữ liệu (data layer). Cụ thể ra, business layer có thể được chia nhỏ thành 2 layer con là business logic layer (các tính toán nhằm thỏa mãn yêu cầu người dùng) và persistence layer. Persistence layer chịu trách nhiệm giao tiếp với data layer (thường là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ - Relational DBMS). Persistence sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ mở kết nối, truy xuất và lưu trữ dữ liệu vào các Relational DBMS.

• Hibernate Framework

Hibernate framework là một ORM framework cho persistence layer. Như vậy, nhờ có Hibernate framework mà giờ đây khi phát triển ứng dụng ta chỉ còn chú tâm vào những layer khác mà không phải bận tâm nhiều về persistence layer nữa.

Hibernate: là một dịch vụ lưu trữ và truy vấn dữ liệu quan hệ mạnh mẽ và nhanh.

 Hibernate giúp phát triển các class dùng để lưu trữ dữ liệu theo cách thức hướng đối tượng: association, inheritance, polymorphism, composition và collections.

 Hibernate cho phép thực hiện cỏc cõu truy vấn dữ liệu bằng cách sử dụng ngôn ngữ SQL mở rộng của Hibernate (HQL) hoặc là ngôn ngữ SQL nguyên thủy cũng như là sử dụng các API.

 Hibernate được license theo LGPL (Lesser GNU Public License). Kiến trúc tổng thể của Hibernate như sau:

Hình 6 – Kiến trúc Hibernate Framework

Một phần của tài liệu xây dựng bộ thư viện lập trình joob lib ứng dụngxây dựng mạng xã hội địa điểm trên di động (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w