Tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Indonesia

Một phần của tài liệu CÔNG TY IMEXTRACO THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG INDONESIA (Trang 27 - 29)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG XUẤT KHẨU GẠO

1. Tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Indonesia

Indonesia.

Hiện nay trên thị trường gạo ở Indonesia có rất nhiều công ty cạnh tranh nhau một cách gay gắt, do đó công ty cần phải nắm rõ những đối thủ cạnh tranh, biết được những điểm mạnh điểm yếu của họ để từ đó có những chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả. Để có được như vậy thị công ty cần phải không ngừng nâng cao đội ngũ chuyên gia kinh tế. Liên tục bám sát thị trường và phải dự báo được sự biến động của thị trường, của tỷ giá, …

• Để tăng cường khả năng cạnh tranh thì công ty cần:

- Có một đội ngũ cán bộ chuyên thu thập thông tin về tình hình diễn biến của thị trường đầu vào, đầu ra và của các đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy công ty cần thu thập chính xác và cập nhật những thông tin sau:

+ Thị trường có triển vọng nhất đối với xuất khẩu gạo cùng với các điều kiện về số lượng, chất lượng, giá cả...(cắt bớt những thị trường kém hấp dẫn để tìm thị trường mục tiêu).

+ Tình hình cạnh tranh giữa các đối tác hiện tại và tương lai

+ Tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư áp dụng công nghệ mới cũng như trình độ quản lý các phương thức, điều kiện mua bán, chiến lược kinh doanh của bạn hàng.

+ Biến động chính trị, kinh tế xã hội của các nước có ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận động của thị trường (cung cầu và giá cả mà Công ty quan tâm)

+ Chính sách thuế, hải quan, chế độ quản lý ngoại thương của thị trường... - Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm

Gạo là một mặt hàng chịu sự ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Vì vậy, chế biến xuất khẩu gạo là một công đoạn rất cần thiết, nó giúp các nhà xuất khẩu tăng thêm giá trị hàng hoá, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Indonesia nói riêng.

- Từng bước giảm chi phí giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, tình hình cạnh tranh luôn xảy ra ở tất cả các loại hàng hóa. Người ta cạnh tranh nhau về giá cả, trình độ khoa học công nghệ... Với các loại hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật cao thì chủ yếu cạnh tranh về trình độ tiên tiến của sản phẩm. Với các loại sản phẩm nông nghiệp trong đó có mặt hàng gạo thì cạnh tranh chủ yếu qua giá cả và chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua Công ty không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành gạo xuất khẩu. Để giảm giá gạo xuất khẩu mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty thì biện pháp chủ yếu được tiến hành là cắt giảm chi phí không cần thiết, triệt để tiết kiệm. Một số chi phí sau đây có thể cắt giảm:

Chi phí thu mua. Chi phí này có thể cắt giảm bằng nhiều cách như Công ty đẩy mạnh thu mua lúa gạo trực tiếp ở các địa bàn, có kế hoạch thu mua và dự trữ...

Chi phí chế biến: Công ty có thể nghiên cứu để đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến hiện đại . Việc làm này vừa giảm được chi phí gia công ngoài chế biến, vừa tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu CÔNG TY IMEXTRACO THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG INDONESIA (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w