Giải pháp về nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác DB

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học của dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở việt nam (tt) (Trang 26 - 27)

Mục tiêu: Qua khảo sát thực trạng: phần lớn các CB làm công tác DB đều có trình độ

từ ĐH trở lên, tuy nhiên, chưa được đào tạo về nghiệp vụ DB, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ DB. Giải pháp này đặt mục tiêu để các cán bộ

làm công tác DB có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ DB.

Nội dung: XD đội ngũ cán bộ có năng lực làm công tác thông tin và DB nhu cầu nhân lực cho các Bộ, ngành. Nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác DB qua các khóa

Trang 24

các tổ chức, chuyên gia quốc tế trong thực hiện phân tích, xây dựng mô hình DB thị

trường LĐ phù hợp với điều kiện VN, đặc biệt là mô hình DB nhân lực có trình độ được đào tạo. Mô hình hiện nay đang sử dụng thực hiện khá phức tạp, và số chuyên gia trong nước hiểu biết và có thể sử dụng mô hình này không nhiều, vì vậy phải thuê chuyên gia nước ngoài để XD và chuyển giao công nghệ XD mô hình cho VN dẫn đến kinh phí đội lên khá cao. Các cơ quan thực hiện DB cung - cầu nhân lực được đào tạo

ở VN còn thiếu kinh nghiệm cả về lý thuyết và thực tiễn. Thực tế hoạt động trong những năm qua cho thấy đây là một lĩnh vực nghiên cứu hiện còn gặp nhiều khó khăn cả về nhân lực và vật lực, vì vậy kỳ vọng là có sự quan tâm chia sẻ nhiều hơn của các cơ quan thống kê, DB KT-XH, sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của các nhà LĐ

và QL các cấp, các cơ quan QLNN về kế hoạch, thống kê, LĐ, GD, tài chính và các ngành KT.

Điều kiện thực hiện: Cần tổ chức các diễn đàn chuyên về DB và thống kê KT-XH hàng năm ở VN. Diễn đàn này sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm, học thuật, thông tin về

DB và thống kê cho các cán bộ làm công tác DB được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm. Thông qua diễn đàn, LĐ các đơn vị sẽ trực tiếp bàn về cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ

liệu.v.v. (Hiện nay, mỗi đơn vịđều có các cơ sở dữ liệu về KT-XH được xây dựng bởi các nguồn tài trợ/kinh phí khác nhau và trong thực tế chưa có sự “chia sẻ”, “kế thừa” dẫn đến sự lãng phí nguồn lực xã hội).

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học của dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở việt nam (tt) (Trang 26 - 27)