I (Đơn giản) (Trung bình) (Phức tạp)
B.1. Nội dung và phương pháp thành lập
Trên bản đồ tài liệu thực tế địa chất công trình thể hiện các yếu tố sau:
- Các đường lộ trình, điểm khảo sát và số hiệu của chúng. Các điểm khảo sát khi đo vẽ địa chất công trình gồm: vết lộ tự nhiên và nhân tạo, các yếu tố và hình thái địa hình có ý nghĩa khi đánh giá địa chất công trình lãnh thổ lập bản đồ, vị trí biểu hiện của các quá trình hiện tượng địa động lực, các biểu hiện xuất lộ nước tự nhiên và khai lộ nhân tạo các tầng chứa nước, các điểm thí nghiệm ngoài hiện trường địa chất công trình và lấy mẫu đất (nguyên trạng và không nguyên trạng), các điểm thăm dò địa vật lý, quan trắc địa chất thủy văn - địa chất công trình, điều tra trạng thái công trình xây dựng.
- Điểm đầu và điểm cuối khảo sát trên đường lộ trình phải ghi đầy đủ số hiệu của chúng. Các điểm khảo sát trên cùng một lộ trình được nối với nhau bằng đường mảnh màu đen;
- Điểm khảo sát phải phân loại theo tính chất của vết lộ (đá gốc, eluvi - deluvi và trầm tích Đệ tứ); - Ký hiệu và màu sắc các điểm khảo sát là lỗ khoan, hố đào, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực v.v…như bản đồ địa chất công trình (đề cập ở dưới), trong đó có một số chỉ dẫn dưới đây (màu đen).
B.2. Chỉ dẫn
Điểm khảo sát địa chất công trình và số hiệu của chúng: a - Trong đá gốc, b - Eluvi; c - Đệ tứ
Hành trình đo vẽ địa chất công trình và điểm khảo sát
Vị trí lấy mẫu (bên cạnh các điểm khảo sát): a - Đất không nguyên trạng; b - Đất nguyên trạng; c - Đá; d - Mẫu nước
CHÚ THÍCH: Ký hiệu thể hiện các công trình thu thập (lỗ khoan, hố đào, xuyên tĩnh, đổ nước v.v…) được tô đen nửa bên trái của các ký hiệu đã quy định ở dưới trong chú giải bản đồ địa chất công trình.
Ví dụ:
Lỗ khoan địa chất công trình thu thập 1 - Số hiệu;
2 - Chiều sâu, m;
3 - Số lượng mẫu cơ lý đất đá; 4 - Mực nước tĩnh, m;
Hố đào địa chất công trình thu thập 1 - Số hiệu;
2 - Chiều sâu, m;
3 - Số lượng mẫu cơ lý đất đá; 4 - Mực nước tĩnh, m.
Phụ lục C
(Quy định)
Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ từ 1:5000 đến 1:1000 C.1. Nội dung và phương pháp thành lập
Bản đồ ĐCCT tỷ lệ lớn (từ 1:5000 đến 1:1000) lấy nguyên tắc chỉ đạo là nguồn gốc thạch học, vì đất đá là yếu tố hay đối tượng quan trọng nhất khi tiến hành điều tra địa chất công trình nói chung và đo vẽ bản đồ ĐCCT nói riêng.
Trong đó đẳng cấp phân loại được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ lớn, tỷ lệ 1:5000 là phức hệ thạch học, kiểu thạch học và tỷ lệ 1:2000, 1:1000 là phức hệ thạch học, kiểu thạch học, kiểu ĐCCT (xem 2.1.11 đến 2.1.13). Việc phân chia đất đá phải tuân thủ hoặc gần trùng lặp với bảng phân loại đất trong các tiêu chuẩn và định mức công trình thủy lợi.
Bản đồ ĐCCT được thành lập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ (xem 3.4.2.4).