Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tư vấn pháp luật đến người lao động.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ việt nam khi làm việc ở nước ngoài (Trang 27 - 30)

KẾT LUẬN

Bảo vệ lao động nữ khi làm việc ở nước ngoài là vấn đề mang ý nghĩa xã hội rộng lớn và hết sức cần thiết hiện nay. Việc lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài góp một phần quan trọng để phát triển nguồn nhân sự, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước đồng thời tăng cường hợp tác tốt đẹp quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Bởi vậy, bảo vệ quyền lợi của lao động nữ hiệu quả là một nhân tố quan trọng để nỗ lực thúc đẩy và đảm bảo quá trình di cư lao động của nước ta đi đến thành công.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của lao động nữ khi đi làm việc ở nước ngoài không chỉ dừng lại ở việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, có lợi cho người lao động trước một sự việc nhất định, nhất thời mà cần có chiều sâu và tính bền vững lâu dài. Vì vậy, để làm tốt công tác bảo vệ lao động nữ cần phải thực hiện từng bước và triển khai đồng bộ các biện pháp để có được hiệu quả cao nhất. Trong đó các bước thực hiện phải đi từ việc thay đổi nhận thức của người lao động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đến việc tăng cường quản lý nhà nước về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; hoàn thiện pháp luật về lao động nói chung và chính sách pháp luật đối với lao động nữ nói riêng; thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ở nước ngoài theo dõi, bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ đi xuất khẩu lao động. Trong đó vấn đề xây dựng chính sách pháp luật cũngnhư thực thi pháp luật cũng cần quan tâm tới quy luật và diễn biến xã hội thế giới, các quốc gia và vùng lãnh thổ nơi có người lao động Việt Nam đang làm việc hoặc định hướng sẽ đưa lao động Việt Nam đến làm việc.

Với mong muốn được góp một phần làm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của lao động nữ Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời trên cơ sở phân tích đánh giá khách quan thực trạng làm việc của lao động nữ cũng như các quy định của pháp luật và công tác thực thi pháp luật về bảo vệ lao động nữ hiện nay, Luận văn đã đưa ra một số đề xuất mang tính chất phương hướng và giải pháp dưới góc độ xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật để hoạt động xuất khẩu lao động nói chung và hoạt động bảo vệ người lao động của Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn trên thực tế, tạo niềm tin vững chắc nơi người lao động cũng như sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước./.

I.Tiếng Việt

1. Phạm Công Bảy (2006), “Tranh chấp liên quan đến hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Pháp luật và thực tiễn xét xử”, Tòa án nhân dân, (8).

2. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2012), Hội nghị hợp tác lao động Việt Nam – Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

3. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2007), Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8/10 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng 2006 và Nghị định số số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng.

4. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7 ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

5. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 10/2004/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 16/12 hướng dẫn thực hiện khám và chứng nhận sức khoẻ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

6. Chính phủ (2007), Nghị định 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng 2006.

8. Cục Lãnh sự (2011), “Báo cáo tổng quan hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài”, Hà Nội.

9. Cục Quản lý lao động ngoài nước (2011), Hội thảo khoa học: Hội nghị tập huấn về tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

10. Cục Quản lý lao động ngoài nước (2012), “Tổng quan tình hình đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia”, www.dolab.gov.vnngày 29/6.

11. Trần Thị Vân Hà (2012), “Chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam”, Hội thảo khoa học: Chương trình tập huấn truyền thông và thúc đẩy di cư lao động an toàn.

12. Quốc hội (2012), Bộ Luật lao động.

14. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội. 15. Quốc hội (2008), Luật Bảo hiểm y tế. 16. Quốc hội (2004), Bộ Luật tố tụng dân sự.

17. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015

II. Tiếng Anh

18. International Labour Organization (1951), Equal Remuneration Convention No 100.

19. United Nations General Assembly (1979), The Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ việt nam khi làm việc ở nước ngoài (Trang 27 - 30)