HOAÌN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TAÌI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại công ty truyền tải điện ii (Trang 46 - 73)

TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN II

I.Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty: 1. Tổ chức bộ máy kế toán:

Công ty Truyền Tải Điện II hiện đang áp dụng chế độ kế toán mới do Bộ Tài Chính quy định số :167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 cùng với các công ăn về việc quy định chế độ kế toán áp dụng cho Tổng công ty Điện Lực Việt Nam.Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại Công ty được tổ chức rất tốt, phục

vụ kịp thời cho chức năng cung cấp thông tin cho quản lý và các chức năng nhiệm vụ khác.Bộ máy kế toán của Công ty khá lớn phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh, địa hình rộng lớn của Công ty.Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phòng kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc Công ty, giúp phát huy được chức năng tham mưu kịp thời về tình hình tài chính của Công ty cho ban lãnh đạo để có những quyết định mang lại hiệu quả cao.

Công tác kế toán được tổ chức hợp lý, ở các đơn vị phụ thuộc, trực thuộc đều có các nhân viên kế toán với cơ cấu khá thích hợp, làm nhiệm vụ thống kê và xử lý thô, cuối mỗi tháng nộp các báo cáo cùng chứng từ lên cho phòng kế toán.Từ đó phòng kế toán mới xử lý số liệu để có báo cáo nộp hằng quý lên tổng công ty, đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, phát huy được chức năng giám đốc và phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày.

Việc vận dụng hình thức nhật ký chung có cải biên kết hợp đưa máy vi tính vào phục vụ công tác kế toán đã góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc một cách đáng kể, góp phần phục vụ nhanh chóng kịp thời các thông tin phục vụ cho công tác quản lý của Công ty và báo cáo lên Tổng công ty.

2.Tổ chức thu thập xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập BCTC tại Công ty.

Việc tổ chức theo dõi và tổng hợp chi phí, sản lượng điện, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý,... ở Công ty đã cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho việc quản lý công tác tài chính kế toán của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc, cũng như là BCTC kịp thời gửi cho Tổng công ty. Bởi hệ thống BCTC là rất cần thiết vì mục đích sử dụng thông tin của người đọc báo cáo.

3.Về các BCTC tại Công ty:

Mặc dù địa bàn quản lý khá rộng và các BCTC tại Công ty là báo cáo hợp nhất của các đơn vị trực thuộc nhưng do làm tốt công tác tổ chức kế toán nên BCTC được hoàn thành đúng thời hạn và đúng nguyên tắc hợp nhất BCTC do Bộ Tài Chính qui định.

Các BCTC tại Công ty được lập một cách khá kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất đúng tiến độ kế hoạch của Tổng công ty giao. Các BCTC này được lập trên cơ sở số liệu ở Bảng Cân Đối Tài Khoản, các Bảng Tổng Hợp, Chi Tiết, các tài khoản, chi tiết công nợ, chi phí phát sinh trong kỳ cùng với các BCTC của các đơn vị trực thuộc gửi lên, tập hợp tại văn phòng Công ty và từ đầy các khoản thanh toán nội bộ, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc được loại trừ một cách hợp lý trước khi lập BCTC tại Công ty. Do vậy khi các BCTC của các

đơn vị trực thuộc có sai sót thì dẫn đến việc sai sót dây chuyền nên công việc sửa sai khá phức tạp và tốn thời gian.

II.Hoàn thiện hệ thống BCTC tại Công ty.

1.Tổ chức thu thập xử lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập BCTC tại Công ty.

1.1.Tại phòng kế toán của đơn vị trực thuộc:

Để thuận tiện cho việc lập BCTC nói riêng và BCLCTT nói chung tại Công ty, tại phòng kế toán của các đơn vị trực thuộc khi nhận được vốn và các khoản chi phí Công ty cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cần theo dõi riêng độc lập với việc nhận TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do Công ty cấp.

Các chi phí và doanh thu của từng hoạt động thì cần theo dõi riêng, cần lập sổ theo dõi chi tiết cho hoạt động chính (Hoạt động sản xuất truyền tải, sửa chữa - thí nghiệm, XDCB, phục vụ sản xuất,...) và hoạt động khác (Hoạt động bất thường, xây dựng,...), để kế toán cấp trên tiện theo dõi từng hoạt động, để lập BCTC hợp nhất một cách chính xác hơn.

1.2.Tại phòng kế toán của Công ty.

Hình thức nhật ký chung có cải biên của Công ty đang sử dụng bên cạnh những ưu điểm nổi bật như chúng ta đã biết còn có hạn chế là việc ghi sổ một số trường hợp có thể trùng lắp như: trùng giữa Nhật Ký Chung và Nhật Ký Đặc Biệt, Nhật Ký Đặc Biệt với nhau (Nhật Ký Thu Chi Tiền Mặt, Thu Chi Tiền Gữi Ngân Hàng). Với điều kiện thực tế tại Công ty, em xin đề xuất ý kiến xử lý nhằm khắc phục việc ghi sổ trùng lắp như sau:

+ Nếu nghiệp vụ liên quan đến đối tượng đã theo dõi trên Nhật Ký Đặc Biệt thì ghi vào Nhật Ký Đặc Biệt không ghi vào Nhật Ký Chung.

+Nếu có trùng lắp ở một số đối tượng: Nhật Ký Chi Tiền Mặt với Nhật Ký Thu Tiền Gửi Ngân Hàng hay Nhật Ký Thu Tiền Mặt với Nhật Ký Chi Tiền Gữi Ngân Hàng( Ở Công ty) vì đây là các đối tượng cần quản lý, theo dõi chặt chẽ mọi nghiệp vụ phát sinh thì trước khi vào Sổ Cái, Kế toán tổng hợp cần xử lý bằng cách: Chọn sổ Nhật Ký ưu tiên và kiểm tra các số Nhật ký, nếu có sự trùng lắp thi đánh dấu vào cột trùng ở sổ nhật ký còn lại và chỉ chuyển sổ những cột không bị đánh dấu ở các sổ nhật ký.

Mặt khác ở phần hành kế toán tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển cần theo dõi một cách chi tiết theo từng hoạt động để tiện cho việc lập BCLCTT cuối kỳ. 2.Hướng khắc phục các nhược điểm của BCTC.

Trên cơ sở thực tế của các BCTC tại Công ty và các thông tư hướng dẫn do Bộ Tài Chính ban hành cũng như sự tự tham khảo của bản thân em xin đề xuất một số giải pháp cho các BCTC.

*.Bảng Cân Đối Kế Toán:

- Tại Công ty, ngoài sản xuất chính là truyền tải điện, Công ty còn nhận các hợp đồng xây dựng về xây lắp các đường dây, trạm biến áp,... hoặc giao các hợp đồng xây dựng ngoài khả năng của Công ty cho các Bên A, nên trong các Bảng Cân Đối Kế Toán kỳ tới cần bổ sung các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu “Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” (MS137) vào điểm III- “Các khoản phải thu” của mục A - “TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn”. Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành lớn hơn tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch đến cuối kỳ của các hợp đồng xây dựng dở dang. Chỉ tiêu này được ghi dựa trên số dư Nợ TK337-“thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng”

+ Chỉ tiêu “phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng”-(MS319) vào điểm I-“Nợ ngắn hạn” của mục A-“Nợ phải trả”.Chỉ tiêu này phản ảnh số chênh lệch giữa tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang.Chỉ tiêu này được ghi dựa trên số dư Có TK337”thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng”

- Chỉ tiêu tạm ứng(MS 151)-mục V:-Tài Sản Lưu Động Khác, nên có thể chuyển vào mục III các khoản phải thu vì thực chất nội dung của chỉ tiêu này phản– khoản “Nợ phải thu của người tạm ứng”.

- Chỉ tiêu “Chi sự nghiệp” (MS160)-Tài Sản Lưu Động và đầu tư dài hạn. Phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chưa được xem là tài sản của Công ty. Điều này chưa hợp lý vì xét về bản chất chỉ tiêu này không thoả mãn tiêu chuẩn của một tài sản lưu động hoàn toàn không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, mà chỉ là một khoản chi phí chưa được duyệt. Khi để bên tài sản vô hình chúng ta đã thổi phồng tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty. Do vậy theo em chỉ tiêu này nên trình bày bên phần nguồn vốn của Bảng Cân Đối Kế Toán ở mục II “Nguồn kinh phí, quỹ khác” liền sau chỉ tiêu “Nguồn kinh phí sự nghiệp” và số liệu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn, và xem như là một chỉ tiêu điều chỉnh giảm cho chỉ tiêu “Nguồn kinh phí sự nghiệp” trên Bảng Cân Đối Kế Toán.

Mặt khác ở các chỉ tiêu phải thu, phải trả trên Bảng Cân Đối Kế Toán phản ánh số tiền Công ty đang chiếm giữ hoặc chiếm giữ của người khác. Vì vậy, ở Bảng Cân Đối Kế Toán cũng cần phải nói lên khoản tiền còn nợ, khoản tiền chiếm dụng của Tổng công ty, các đơn vị trực thuộc, thanh toán giùm.

* Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (BCKQHĐKD):

Nhìn chung BCKQHĐKD ở Công ty, đã lập theo các qui định và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên BCKQHĐKD cũng là một trong những báo cáo quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến tình hình của Công ty, vì vậy cần bổ sung một số điểm như sau:

+ Chi phí lãi vay: là chi phí nằm trong TK 6428 (Chi phí tiền khác, bao gồm chi phí tiền vay ngắn hạn (TK64281) và chi phí lãi tiền vay dài hạn (TK64282). Trong khi nhìn vào chi phí lãi vay người ta có thể đánh giá được mức độ tự tài trợ của cử Công ty so với kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của Công ty. (So với chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí lãi vay nhiều hay ít) từ đó các nhà cung cấp tín dụng mới đánh giá được khả năng thanh toán lãi vay của Công ty bằng nhiều công thức:

Và cũng từ đây nhà quản lý Công ty có thể đánh giá được hiệu quả tài chính của đơn vị mình để có quyết định đúng. Vì vậy theo em nên thiết kế thêm chi phí lãi vay trên BCKQHĐKD.

# Chi phí quản lý doanh nghiệp: xxx Trong đó chi phí lãi vay: xxx

+ Chỉ tiêu doanh thu cũng cần loại bỏ doanh thu nội bộ liên quan giữa các đơn vị trực thuộc.

+ BCKQHĐKD của Công ty đang được trình bày theo phương pháp toàn bộ, phương pháp này chỉ có thể cung cấp thông tin cho người bên ngoài Công ty. Còn để việc quản lý Công ty tốt hơn thì theo em nên lập BCKQHĐKD theo phương pháp trực tiếp, phương pháp này sẽ cung cấp thông tin một cách hữu ích hơn, tính linh hoạt và hiệu quả cao hơn. Công ty có thể lập sao cho phù hợp và có tác dụng đối với mục tiêu để ra các quyết định kinh doanh đúng lúc và đúng đắn cho Công ty. Trên cơ sở phân chia biến phí, định phí, phân tích được cách ứng xử

Khả năng thanh

toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay Chi phí lãi vay

của chi phí và từng chức năng giúp cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định nội bộ, đánh giá các báo cáo bộ phận của các số liệu lợi nhuận trong dự toán ngân sách và trong chọn lựa số liệu thích hợp trong việc quyết định đặc biệt: phân tích chi phí, định giá sử dụng các nguồn khấu hao, giữa tổn thất trong truyền tải, làm giảm giá thành được.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Theo phương pháp trực tiếp)

Chỉ tiêu Số liệu

Doanh thu

Trừ : Biến phí sản xuất

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp -Chi phí nhân công trực tiếp -Chi phí sản xuất chung

Trừ biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Số dư đảm phí.

Trừ : Định phí

-Định phí sản xuất chung

-Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận

* Thuyết minh BCTC.

- Ở Công ty, các chỉ tiêu vật tư, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng chỉ tiêu này chỉ được thể hiện bằng giá trị trên BCĐKT. Vì vậy theo em ta cần bổ sung mục tình hình vật tư, hàng hoá và kèm theo lý do tăng giảm chúng trong TM BCTC.

- Trong nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty, việc đưa ra các chỉ tiêu này là điều cần thiết để các nhà đầu tư và các đối tượng khác có những quyết định tài chính kịp thời. Tuy nhiên, chỉ tiêu tiền mặt lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ phản ảnh một cách tổng hợp trong hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, như ta đã biết kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của Công ty. Nếu một Doanh nghiệp trong 2 thời kỳ có các điều kiện kinh tế tương tự như nhau, nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau. Do vậy, theo em cần đưa thêm chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Chỉ tiêu này sẽ giúp cho Công ty sẽ lựa chọn một cơ cấu tài chính hợp lý, kết hợp một cách hài hoà giữa số nợ phải trả và vốn Chủ Sở Hữu. Mặt khác còn giúp cho các nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư nữa hay không, các nhà cung cấp tín dụng quyết định nên cho vay nữa hay không.

III. Lập BCLCTT tại Công ty Truyền Tải Điện II.

1.Tổ chức thu thập xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập BCLCTT:

BCLCTT sẽ cung cấp cho Công ty những thông tin có giá trị đối với quyết định kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều biến động.Chúng được sử dụng cho hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp, trong việc vận dụng mối quan hệ giữa các dòng tiền của từng hoạt động để ra các quyết định kinh doanh.Tuy nhiên để có được các thông tincó giá trị làm cơ sở cho việc tổng hợp lập BCLCTT sử dụng cho hoạt động quản lý, thì việc đầu tiên đồi hỏi Công ty phải phân biệt rõ ràng và nhận diện được các dòng tiền của từng hoạt động.

Để theo dõi chi tiết luuồng tiền từng hoạt động, Công ty nên mở số theo dõi chi tiết theo từng hoạt động, thuận tiện cho việc lập BCLCTT cuối kỳ.

Mẫu sổ như sau:

Tổng công ty điện lực Việt Nam Sổ theo dõi chi tiết HĐ... Công ty truyền tải điện 2 Năm 2003

ST T Chứng từ Diễn giải TK nợ TK có Số tiền Số Ngày xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx 1.1. Phân loại dòng tiền theo từng hoạt động:

1.1.1. Dòng tiền từ hoạt động SXKD: là dòng tiền vào ra liên quan đến lĩnh vực hoạt đông chính của Công ty là sản xuất Truyền tải và các doanh thu của các hoạt động khác.

- Lĩnh vực sản xuất chính của Công ty: Sản xuất truyền tải điện năng, nhận xây lắp các đường dây và trạm biến áp.

- Các hoạt động khác: Không phải là hoạt động đầu tư hay tài chính như phạt do vi phạm hợp đồng, ký cược ký quỹ, tăng giảm quỹ do điều chuyển.

Tổng công ty điện lực Việt Nam Sổ theo dõi chi tiết HĐSXKD Công ty truyền tải điện 2 Năm 2003

ĐVT: đồng STT Chứng từ Diễn giải TK nợ TK có Số tiền Số Ngày 1492 1497 1509 541 605 620 6/12/03 24/12/03 27/12/03

Thuế VAT mua máy cắt TBA 220 KV HK

Thanh toán tiền giảng dạy lớp QLVH 220kV HK Thu tiền khách hàng nợ kỳ trước 1331 1368 1121 1121 111 331 3.000.000 25.476.000 125.075.246

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại công ty truyền tải điện ii (Trang 46 - 73)