Biểu đồ 2.4: Giá trị cho vay tài trợ nhập khẩu tại chi nhánh 9

Một phần của tài liệu tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 9 thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 46)

Năm Tổng doanh số cho vay Cho vay tài trợ nhập khẩu Giá trị Tỷ trọng

2008 2105 235 11,16%

2009 2433 316 13%

2010 2546 349 13,7%

2011 3015 394 13,06%

(nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối 2008-2011, từ phòng Kinh doanh Ngoại hối NHNNo&PTNT CN9 TPHCM)

Biểu đồ 2.4: Giá trị cho vay tài trợ nhập khẩu tại chi nhánh 9

(đơn vị: tỷ đồng)

(nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối 2008-2011, từ phòng Kinh doanh Ngoại hối NHNNo&PTNT CN9 TPHCM)

Doanh số cho vay nhập khẩu tại chi nhánh tương đối ổn định đạt khoảng 13% trong tổng doanh số cho vay. So với tỷ trọng doanh số xuất khẩu có phần kém hơn là do những năm trở lại đây Nhà nước ta đã có những chính sách

khuyến khích xuất khẩu. thành phố Hồ Chí Minh lại là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nên hoạt động xuất khẩu tại đây cũng diễn ra khởi sắc hơn khiến cho hoạt động cho vay xuất khẩu ở chi nhánh vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn.

d. Dịch vụ kí hậu vận đơn, ủy quyền, bảo lãnh nhận hàng theo L/C

Đây là dịch vụ chi nhánh thực hiện theo yêu cầu của người nhập khẩu kí hậu vận đơn gốc do người nhập khẩu trực tiếp hoặc phát hành Ủy quyền/ Bảo lãnh nhận hàng để nhận hàng theo L/C trước khi nhận chứng từ qua ngân hàng.

• Điều kiện để chi nhánh ủy quyền, bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn gốc :

- Khách hàng phải có giấy yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn kèm cam kết sẽ trả tiền khi nhận được chứng từ tại Ngân hàng

- Khách hàng được yêu cầu phải ký quỹ 100% trị giá phải thanh toán của lô hàng xin bảo lãnh hoặc ủy quyền cho chi nhánh.

Nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh đạt doanh thu 3,3 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2010 con số này đã tăng thêm 4,1 tỷ đồng và sang năm 2011 doanh thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 8,6 tỷ đồng. Số dư bảo lãnh cho khách hàng năm 2011 là 217 tỷ đồng giảm 338 tỷ đồng so với năm 2010 tuy vậy doanh số thu được vẫn tăng 1,2 tỷ đồng so với năm 2010.

Trên thực tế, hoạt động này chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu của chi nhánh và còn chưa được quan tâm đúng mức. tuy nhiên với các khách hàng có đủ điều kiện có yêu cầu bảo lãnh thì chi nhánh vẫn tiến hành nghiệp vụ này.

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1 Những kết quả đạt được.

- Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc mọi chế độ thể lệ của ngành, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng cấp trên về giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.

- Thực hiện theo định hướng phát triển của ngành, của địa phương, Chi nhánh NHNo&PTNT 9 đã chủ động điều hành KHKD để tạo nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, cân đối tốt nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng nguồn, đảm bảo ổn định thanh khoản...

- Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội có nhiều biến động phức tạp, kinh doanh mang tính cạnh tranh gay gắt, chi nhánh 9 vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt và vượt kế hoạch giao ở hầu hết các chỉ tiêu cơ bản, kết quả tài chính khả quan đảm bảo thu nhập cho CBCNV.

- Triển khai thực hiện đầy đủ các dịch vụ, tiện ích ngân hàng như kinh doanh mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, thực hiện bảo lãnh, nghiệp vụ thẻ ..., nâng cao tỷ trọng thu ngoài tín dụng trong tổng thu nhập ròng.

- Nâng cao một bước chất lượng tín dụng, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro, thực hiện tốt chủ trương cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn

2.3.2 Những hạn chế tồn tại chủ yếu.

Tuy hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chi nhánh đã đạt được những thành công đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết cần phải được lưu ý và khắc phục để nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng hỗ trợ XNK.

Một là, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động tài trợ XNK còn nghèo nàn: Trong phương thức thanh toán TDCT, ngân hàng có thể cung cấp rất nhiều hình thức tài trợ khác nhau, chỉ tính riêng trong nghiệp vụ phát hành L/C đã có đến hàng chục loại L/C, tương ứng với đó có thể có rất nhiều hình thức tài trợ phát hành L/C khác nhau. Nhưng thực tế hiện nay Chi nhánh hầu như chỉ phát hành loại L/C không huỷ ngang trả ngay hoặc trả chậm, còn các loại L/C đặc biệt như L/C điều khoản đỏ, L/C chuyển nhượng… thì vẫn còn xa lạ.

Hai là, mặc dù có liên kết giao dịch với nhiều văn phòng chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh có yếu tố nước ngoài.

Ba là, đội ngũ cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh ngoại hối còn khá khiêm tốn và chỉ tập trung ở hội sở chính do đó khi khách hàng có nhu cầu cần phải trực tiếp đến hội sở chính để được hưởng dịch vụ này. Điều này cũng gây khó khăn và thời gian cho khách hàng.

Bốn là, do mới triển khai thực hiện chưa lâu nên thanh toán quốc tế và tài trợ XNK vẫn còn là hoạt động mới mẻ của Chi nhánh, kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm còn hạn chế, lượng khách hàng có nhu cầu tài trợ XNK đến với Chi nhánh chưa đông đảo… vì thế Chi nhánh còn chưa được các doanh nghiệp trong nước tin cậy và các ngân hàng nước ngoài biết đến. Khách hàng của Chi nhánh trong lĩnh vực tài trợ thương mại chủ yếu là những khách hàng truyền thống, đã có quan hệ lâu dài trong các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán trong nước…

Đó là những hạn chế tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Chi nhánh 9. Để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay thì chi nhánh cần có những bước đi điều chỉnh nhằm hoạt thiện hơn nữa dịch vụ của mình.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do đó hoạt động của chi nhánh chịu sự chi phối của các yếu tố từ môi trường kinh tế , xã hội, pháp luật.

- Hành lang pháp lý cũng như các quy định còn chưa đồng bộ. Các văn - bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan hải quan của Việt Nam chưa ổn định, nhiều lần được sửa đổi bổ sung cho nên khó áp dụng. Bên cạnh đó, quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn nhiều điểm chưa rõ ràng, hay thay đổi, điều đó đã khiến cho thao tác nghiệp vụ TTQT tại các NHTM, không ngoại trừ Ngân hàng NNo & PTNT CN9 gặp nhiều khó khăn.

- Nền kinh tế nước ta mặc dù đã có những thay đổi đáng kể so với đầu thập niên 20 tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn: kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng tăng không đáng kể; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thực phẩm chế biến do đó phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên… những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tài trợ XNK tại chi nhánh.

- Là một thành phố rộng lớn và đông dân do đó môi trường cạnh tranh tại đây lại càng lớn. Mặc dù gần như là chi nhánh ngân hàng đầu tiên tại địa bàn quận 9 nhưng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chi nhánh chỉ mới có vài năm gần đây do đó kinh nghiệm còn thua kém hơn với nhiều ngân hàng khác cùng địa bàn. Thêm vào đó là sự xâm nhập cùa các chi nhánh ngân hàng nước ngoài càng làm tăng them sức cạnh tranh và giảm doanh thu trong hoạt động này tại chi nhánh.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan kể trên, các nguyên nhân xuất phát từ chi nhánh cũng chi phối đến chất lượng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại đây.

Thứ nhất, hoạt động thanh toán L/C tại chi nhánh còn chưa tương xứng với tiềm năng và hoạt động tín dụng xuất khẩu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do biến động giá.

Thứ hai, do hạn chế về tăng trưởng tín dụng, một số nhu cầu vay của khách hàng chưa được đáp ứng do đó ảnh hưởng đến mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng truyền thống.

Thứ ba, do chịu áp lực lớn về cạnh tranh lãi suất do đó chỉ tiêu huy động vốn không hoàn thành kế hoạch ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ XNK.

Thứ tư, một bộ phận cán bộ chưa quan tâm cập nhật văn bản, quy định chế độ của ngành nên đôi khi còn một số sai sót trong tác nghiệp.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại chi nhánh 9 có thế rút ra rằng: mặc dù hoạt động này đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng lại vấp phải sự cạnh tranh lớn của nhiều Ngân hàng khác trong địa bàn. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên của Chi nhánh cộng với sự hỗ trợ của Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng XNK nói riêng tại chi nhánh đã gặt hái được nhưng thành công nhất định, hoàn thành tương đối tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra. Hoạt động tín dụng XNK được thực hiện hiệu quả và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu và đem lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được đó, chi nhánh cũng cần phải nổ lực hơn nữa để giải quyết những hạn chế còn tồn tại của mình nhằm đem lại cho khách hàng một dịch vụ hoàn thiện nhất.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9.

Những năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới diễn ra với nhiều biến động. bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới.

Bối cảnh nội tại của nền kinh tế Việt Nam, tuy vẫn bị ám ảnh bởi con số năm chục ngàn doanh nghiệp phá sản vào năm 2011 và hiện nay nhiều ngân hàng thương mại lớn phải chịu ảnh ứ động vốn vì không cho vay được. Nguyên nhân là do lãi suất và các loại phụ phí vẫn còn cao khiến các doanh nghiệp e ngại khi vay vốn ngân hàng.

Các chính sách của Nhà nước nhằm điều chỉnh lãi suất cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Hiện nay, Chính phủ đã hạ mức lãi xuất cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp XNK đẩy mạnh hoạt động vay vốn tại ngân hàng. Việc lãi suất cho vay đang giảm dần là một dấu hiệu để tăng trưởng tín dụng đi lên. Tuy nhiên, việc lãi suất cho vay giảm xuống nhưng tăng trưởng tín dụng có tăng hay không lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nguồn tín dụng của các ngân hàng. Trong khi đó hiện này, nguồn tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất, xuất khẩu vẫn hầu như đóng kín. Những tháng tới đây, hy vọng của các doanh nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thái độ mở hầu bao của các ngân hàng. Nhưng có lẽ chỉ cho đến lúc nhóm ngân hàng thỏa mãn với mức cung tín dụng đã cung cấp. Khi đó, cánh cửa tín dụng lại có nguy cơ khép lại, thậm chí đóng lại, với những lý do mà chỉ giới chủ ngân hàng mới hiểu: bóng ma lạm phát và khó khăn thanh khoản tái hiện, hoặc dư chấn từ những động tác kỹ thuật như việc bỏ trần lãi suất huy

3.2 QUAN ĐIỂM TĂNG CƯỜNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.

a. Đa dạng hóa tín dụng

Hiện nay ở hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hình thức tín dụng cho doanh nghiệp XNK vẫn dừng lại ở các phương thức cổ điển : thanh toán L/C, chiết khấu thương mại, cho vay ngắn hạn, trung hạn có đảm bảo… mà chưa áp dụng các phương thức mới như bao thanh toán, cho thuê tài chính, bảo lãnh có yếu tố nước ngoài… Sự nghèo nàn đơn điệu trong hoạt động tín dụng làm giảm sức hấp dẫn đối với khách hàng.

b. Chia sẻ với doanh nghiệp.

Hiện nay, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển rất đa dạng và nhiều hình thức trong đó ở nước ta chủ yếu là hoạt động XNK giữa một nước đang phát triển với một nước phát triển.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK ở nước ta cũng phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Do vậy để đứng vững trên thị trường và làm ăn hiệu quả các doanh nghiệp cũng rất cần có một tiềm lực tài chính vững mạnh song trên thực tế khả năng tài chính của các doanh nghiệp đều có giới hạn vậy nên nảy sinh nhu cầu hỗ trợ từ bên ngoài. Xuất phát từ nhu cầu đó nên hình thành hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ khác nhau từ ngân hàng. Do đó để hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK hoạt động hiệu quả Ngân hàng cần phải có sự chia sẻ với doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tài trợ XNK.

3.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH

3.3.1 Mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế chính là cơ sở của nghiệp vụ tài trợ XNK vì vậy muốn nâng cao chất lượng của nghiệp vụ tài trợ XNK thì công việc cần thiết đối với Chi nhánh là mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT. Có thể chia ra làm 2 nhóm giải pháp dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu:

• Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

- Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng mở L/C: do quá trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một quy trình đã được tiêu chuẩn hóa nên không thể tự ý cắt giảm bất cứ một công đoạn nào nhưng các ngân hàng lại chủ động trong việc thực hiện cũng như hiệu quả của hoạt động do đó việc rút ngắn thời gian trong khâu thủ tục giấy tờ nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho khách hàng.

- Nâng cao hiệu quả của hoạt động chiết khấu hối phiếu nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đồng thời cũng là đẩy mạnh hoạt động ngoại thương của địa phương.

Một phần của tài liệu tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 9 thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w