Tái chế theo phƣơng pháp vật lý

Một phần của tài liệu chế tạo và khảo sát một số tính chất của chất tạo màng trên cơ sở nhựa poliuretan thu được từ quá trình tái chế polycarbonate phế thải (Trang 25 - 27)

Nhựa PC có thể được tái chế bằng cách băm, xay các sản phẩm ép phế thải sau đó cho trực tiếp vào máy ép đùn nhiệt để tạo lại hạt nhựa, hoặc gia công ngay thành các sản phẩm khác, tuy nhiên theo cách này sẽ làm giảm chất lượng của nhựa, và nó hầu như không được sử dụng lại cho các chi tiết yêu cầu chất lượng cao, ngoài ra nó có thể lại là nguồn gây ô nhiễm mới còn nặng nề hơn nếu như sử dụng các thiết bị lạc hậu.

Hiện nay ở nước ta nhựa PC phế thải được tái chế hầu như chỉ theo cách trên. Các sản phẩm nhựa như đĩa CD, vỏ máy tính, tấm lợp hỏng … sau khi được thu mua bởi các tư thương, nhựa được chuyển đến các cơ sở tái chế tự phát trên địa bàn, các cơ sở này với trang thiết bị lạc hậu chủ yếu nhập từ Trung quốc và một phần tự chế tạo, đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề, hiệu quả kinh tế đem lại không cao và rất mất an toàn lao động.

Các cơ sở tái chế nhựa ở miền Bắc hiện nay tập trung chủ yếu tại Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, …

3.2 Tái chế hóa học [6, 9, 14, 19, 20, 21, 23, 25]

Quá trình depolymer hoặc phân hủy nhựa PC phế thải thành các hợp phần monome ban đầu, và tái sử dụng chúng như nguyên liệu đầu trong quá trình tổng hợp polyme gần đây được phát triển mạnh mẽ, và trở thành một hướng đi mới trong giải quyết vấn đề nhựa phế thải nói chung và PC nói riêng.

Hướng nhiên cứu chuyển hóa PC phế thải về BPA, một nguyên liệu đầu quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất đã được triển khai ở Mỹ từ những năm 1994 bởi các tác giả như Fox, Peters, Shafer,…[9,14] tuy nhiên các kết quả thu được còn hạn chế do thiết bị tái chế tương đối phức tạp, giá thành cao nhưng hiệu suất thu hồi còn thấp. Cùng với quá trình phát triển của khoa học công nghệ đến đầu những năm 2003 hàng loạt các công trình công bố về chuyển hóa PC phế thải thành BPA với hiệu suất cao 90- 96% bằng phản ứng ancol phân, trong môi trường kiềm của các tác giả như Raul Pinero, Juan Gacia,…với cơ chế phản ứng như sau:

O CH3 CH3 O C O n HO OH HO O C O CH3 OH CH3 O C O OH O CH3 CH3 Na+ CH3 CH3 Na+ o c o CH3 O CH3 + CH3OH

Hình 1.7 Cơ chế phân hủy polycacbonat bằng metanol xúc tác NaOH

Một hướng nghiên cứu quan trọng khác là chuyển hóa PC phế thải thành Bishydroxyl ankyl Bisphenol A ete (BHE-BPA, BHP-BPA,…) là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sơn polyuretan, bằng phản ứng của PC với các glycol trong xúc tác kiềm tạo ra bisphenol A và các dẫn xuất, sau đó thực hiện phản ứng alkoxyl

hóa bằng etylen cacbonat (EC) để tạo ra sản phẩm cuối cùng là BHE-BPA, đi đầu trong các nhóm nghiên cứu theo hướng này là nhóm của tác giả Akira Oku, đến nay hàng loạt các Patent về vấn đề tái chế PC theo hướng này đã được cấp. Phản ứng thực hiện theo sơ đồ sau:

O O C

O n

+ HO OH xt NaOH

HO OH HO OCH2CH2OH

Một phần của tài liệu chế tạo và khảo sát một số tính chất của chất tạo màng trên cơ sở nhựa poliuretan thu được từ quá trình tái chế polycarbonate phế thải (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)