Đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp dựa trên bảng lưu chuyển tiền tệ.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 33 - 39)

chuyển tiền tệ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các dòng tiền ra cũng như các dòng tiền vào doanh nghiệp. Điều nay giúp cho quá trình phân tích phát hiện nguyên nhân thiếu vốn hoặc thừa vốn của doanh nghiệp

~ Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động hoạt động của doanh nghiệp: Nếu dòng tiền nàylớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp có khả năng tự trang trải các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn của họ. Ngược lại, dòng tiền ròng nhỏ hơn 0 phản ánh doanh nghiệp cần có thêm nguồn vốn từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng tiền ròng nhỏ hơn 0 phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

~Thặng dư tài chính và thâm hụt tài chính: thăng dư tài chính phản ánh doanh nghiệp đang thừa vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thâm hụt tài chính phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn

~ Vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp: chỉ tiêu này lớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp thiếu tiền và đang huy động vốn từ bên ngoài để bù đắp các khoản thâm hụt từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Chỉ tiêu này âm phản ánh doing nghiệp đang thừa tiền và đang tiến hành trả nợ các khoản đã vay.

~Tỷ số thanh toán bằng tiền :

Công thức : Tỷ số thanh toán

bằng tiền =

Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán bằng tiền phản ánh khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản vay nợ càng cao và ngược lại.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Để đảm bảo thu hồi được nguồn vốn cho vay cũng như thu lãi từ các khoản vay thì Trước khi cho vay vốn để doanh nghiệp đầu tư vào các dự án thì ngân hang thường tiến hành phân tích tài chính dự án đầu tư. Sau đây là các chỉ tiêu được xem xét khi đánh giá hiệu quả tài chính:

- Thu nhập thuần (NPV): Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần của dự án được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án

Công thức: ( ) ∑ = + = n 0 t t t k i CF NPV

Trong đó:

CFt: Dòng tiền thuần năm thứ t. k: Lãi suất chiết khấu.

n: Số năm thực hiện dự án. I: lãi xuất huy động

Ý nghĩa chỉ tiêu NPV: Phản ánh giá trị tăng thêm của dự án. Nếu NPV > 0 thì việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm có nghĩa là khi thực hiện dự án không những chủ đầu thu được vốn đầu tư bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận do dự án đem lại và lợi nhuận này được theo giá trị thời gian của tiền ( hiện tại hoặc tương lai), trong trường hợp phải lựa chọn một dự án trong nhiều dự án được xem xét thì lựa chọn dự án có NPV lớn nhất. Nếu NPV < 0 đồng nghĩa với việc chủ đầu tư chịu thua lỗ do Vốn thu được từ hoạt động của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra để thực hiện dự án.

Ưu điểm của việc tính toán chỉ tiêu NPV:

~ Chỉ tiêu NPV tính đến giá trị thời gian của tiền.

~ NPV gúp chủ đầu tư tính toán lọi nhuận và giúp chủ đầu tư tối đa hoá lợi nhuận thu được từ dự án.

Nhược nhiểm của chỉ tiêu NPV:

~ Chỉ tiêu NPV không phản ánh cơ hội đầu tư bởi chỉ tiêu này chỉ là con số tuyệt đối

~ NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho cả đời của dự án nhưng do sự thay đổi của các yếu tố kinh tế , xã hội nên lãi xuất này luôn thay đổi qua các năm.

~ NPV không giúp chủ đầu tư tính toán được lợi ích từ một đồng vốn đầu tư bỏ ra cho dự án.

- hệ số hoàn vốn nội bộ của dự án đầu tư ( IRR) :

Công thức :

Trong đó:

k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 > 0 và gần 0 nhất. k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 < 0 và gần 0 nhất. NPV1: Giá trị hiện tạithuần ứng với lãi suất chiết khấu k1. NPV2: Giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất chiết khấu k2.

Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR: Chỉ tiêu này tính cho cả đời dự án và phản ánh mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi .

Nếu gọi r là lãi suất huy động vốn bình quâncủa dự án. ~ Nếu IRR< r: dự án bị loại.

~ Nếu IRR = r: dự án được lựa chọn hay bị loại tuỳ thuộc vào yêu cầu khác (giải quyết việc làm, cải tạo môi trường ...).

~ Nếu IRR> r: dự án được chấp nhận và trong trường hợp phải lựa chọn trong nhiều dự án thì chon dự án co IRR lớn nhất

( )2 2 1 1 2 1 1 NPV NPV k k NPV k IRR + − + =

Ưu điểm của chỉ tiêu IRR:

~ Chỉ tiêu IRR có tính đến giá trị của tiền theo thời gian.

~ Chỉ tiêu IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm thuận tiện để có thể so sánh cơ hội đầu tư của các dự án.

Nhược điểm của chỉ tiêu IRR:

~ IRR không xét đến quy mô của dự án đầu tư .

~ Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, nên việc lựa chon dự án theo chỉ tiêu IRR có thể dẫn đến tính toán sai lợi nhuận của dự án.

- Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí (B/C) : Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí dùng để đánh giá dự án đầu tư, trong trường hợp B/C ≥ 1 thì dự án được chấp nhận và khi đó , tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, nếu B/C < 1 thì dự án không được chấp nhận đầu tư.

-Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T) : là thời gian cần thiết cho dự án hoạt động để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Nó là khoảng thời gian để hoàn thanh số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợ nhuận và khấu hao mà dự án thu được trong thời gian này.

ý nghĩa của chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: cho biết sau bao lâu thì chủ đầu tư có thể thu hồi vốn đầu tư vào dự án

- Điểm hoà vốn của dự án : Là điểm mà tại đó doanh thu vưa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra để thực hiện dự án.Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu của dự án bằng tổng chi phí, khi đó dự án chưa có lãi nhưng cũng không chịu lỗ. Do vậy , chỉ tiêu điểm hòa vốn cho biết mưc doanh thu cần phải đạt được để bù đắp các khoản chi phí mà dự án bỏ ra.

Ngoài ra, trong công tác thẩm định ngân hàng còn xem xét những yếu tố khác ảnh hưởng đến dự án vay vốn như:

~ Xu hướng biến đổi của thị trường liên quan đến sản phẩm của dự án ~ Các rủi ro tiềm ẩn của dự án

~ Môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường xã hội, môi trường pháp lý, phong tục tập quán tiêu dùng của người dân trong khu vực dự án….

+ Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh: - Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư -Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư. - Thẩm định dự án đầu tư vay vốn đầu tư : ~ Mô tả khái quát về dự án đầu tư

~ Mục đích của dự án đầu tư

~ Các căn cứ pháp lý để tiến hành đầu tư cho dự án ~ Sự cần thiết phải đầu tư dự án

~ Quy mô của nguồn vốn đầu tư ,cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án ~ Phân tích sản phẩn, phân đoạn thị trường và đánh giá thị trường mục tiêu ~ Đáng gia kỹ thuật dự án

~ Đánh giá Kinh tế xã hội của dự án

~ Lập kế hoạch vay và trả nợ của của dự án -Thẩm định hình thức bảo đảm tiền vay

Tóm lại: Thẩm định dự án là khâu đầu tiên và quan trọng để đem lại hiệu quả của việc cho vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng thu hồi được các khoản tài trợ cho các dự án của mình. Làm tốt công tác thẩm định giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho các nguồn vốn tài trợ, mặt khác cũng giúp chủ đầu tư thực hiện và vân hàng dự án một cách tốt nhất.

b. Hoạt động quản lý vốn sau khi cho vay

Để đảm bảo an toàn cho các khoản vốn cho vay, cũng như việc thu được lãi vay thì ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc cung ứng nguồn vốn cho vay mà còn có trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản vay nợ liên quan đến dự án của chủ đầu tư, xem xét chủ đầu tư sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, tiến trình thi công của dự án có đúng kế hoạch không để có kế hoạch giải ngân vốn cho dự án . Việc quản lý vốn sau khi cho vay giúp cho ngân hàng và chủ đầu tư tránh được những rủi ro trong công tác thực hiện cũng như vận hàng dự án đầu tư để tư vấn cho chủ đầu tư và để hạn chế tối đa tình huống xấu xảy ra với dự án.

c. Nguồn huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển

Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, và thời gian sử dụng vốn dài. Do đó, để tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển thì trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, nguồn vốn trung và dài hạn phải chiếm tỷ trọng cao. Điều này không những gips ngân hàng chủ động trong hoạt động tài trợ cho công cuộc đầu tư phát triển mà còn giúp ngân hàng có được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.2. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai

1.2.1. về tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai

Để ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn là nền tảng, là công cụ. Do vậy, huy động vốn là vốn đề mang tính chất quyết định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn.

Nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua. Cụ thể:

Bảng 1.1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh hoàng Mai trong các năm 2006, 2007, 2008

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 33 - 39)