NỘI DUNG VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ CÔNG SẢN.

Một phần của tài liệu tài liệu học tập môn quản trị tài chính công và công sản (Trang 176 - 186)

3.1. Nội dung quản lý công sản.

Công tác quản lý công sản là thực hiện việc quản lý công sản theo các tiêu chí nhất định nhằm quản lý chặt chẽ công sản theo đúng chính sách, chế độ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với thị trường. Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau, nội dung của quản lý công sản sẽ

được xác định cụ thể hơn. Trong thực tiễn hiện nay, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn có thể căn cứ vào một số tiêu chí cụ thể sau để xác định nội dung quản lý công sản như:

- Quản lý theo quy phạm pháp luật; - Quản lý theo quy hoạch và kế hoạch; - Quản lý theo phân cấp quản lý;

- Xã hội hoá trong trong quản lý và khai thác sử dụng;

Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác quản lý hiện nay, công tác quản lý công sản thường căn cứ theo tiêu chí quan trọng nhất là: Quản lý theo quá trình hình thành và sử dụng Tài sản. Cụ thể là: Công tác quản lý công sản là thực hiện quản lý công sản kể từ giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư mua sắm và thực hiện đầu tư mua sắm tài sản và quản lý quá trình hình thành tài sản, quản lý quá trình duy trì, khai thác, sử dụng tài sản bao gồm cả việc bảo dưỡng, sửa chữa (duy tu), tôn tạo tài sản, quản lý quá trình kết thúc tài sản. Căn cứ theo tiêu chí này, nội dung quản lý công sản bao gồm:

3.1.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản:

Quá trình này gồm hai giai đoạn: quyết định chủ trương đầu tư mua sắm và thực hiện đầu tư mua sắm:

- Đối với tài sản trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan quản lý công sản là cơ quan nắm vững định mức, tiêu chuẩn chế độ quản lý tài sản, nắm vững khả năng và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản của từng đơn vị, do đó, cơ quan quản lý công sản phải là cơ quan chịu trách nhiệm giúp chính quyền các cấp quyết định chủ trương đầu tư, mua sắm, xác định nhu cầu vốn để ghi vào dự toán ngân sách Nhà nước. Sau khi có chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản, việc thực hiện đầu tư, mua sắm phải được thực hiện theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, quy định về mua sắm tài sản .

- Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia là tài sản đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội, an ninh quốc phòng v.v... diễn ra thuận lợi và có hiệu quả; vì thế những tài sản này được đầu tư xây dựng do yêu cầu của đời sống, kinh tế, xã hội của đất

nước và việc quyết định đầu tư nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp, mà trong đó cơ quan Tài chính nhà nước giữ vai trò quan trọng.

- Đối với Tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, việc quyết định đầu tư phát triển loại tài sản này là chủ yếu phụ thuộc vào đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung và phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Việc quyết định đầu tư tăng tài sản ở khu vực này là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp và tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành, từng địa bàn trong từng giai đoạn.

- Đối với tài sản dự trữ nhà nước, việc tăng thêm hay rút bớt lực lượng dự trữ nhà nước được quyết định bởi chiến lược của một quốc gia, mà trong đó cơ quan quản lý công sản là một thành viên tham gia giúp Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ quyết định.

- Đối với tài sản là đất đai và tài nguyên khoáng sản khác, việc điều tra khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chỉnh, điều tra khảo sát tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản đều do các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ riêng. Những công việc ban đầu này đòi hỏi phải được đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định do cơ quan quản lý công sản đảm nhiệm cả về xây dựng cơ chế quản lý và thực hiện sự quản lý trực tiếp.

3.1.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản.

- Đối với tài sản trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập việc thực hiện sự quản lý việc sử dụng theo mục đích, theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng và chế độ sử dụng tài sản, quản lý quá trình điều chuyển tài sản từ đơn vị này qua đơn vị khác, điều chuyển giữa các ngành, các cấp, quản lý việc sửa chữa tài sản v.v... nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản phục vụ thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được giao sử dụng tài sản. Đây là trung tâm của công tác quản lý công sản.

- Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia là quá trình khai thác, sử dụng tài sản phục vụ cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động của đời sống văn hoá, xã hội, hoạt động của các sự nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học kỹ

thuật, y tế, xã hội v.v... quá trình khai thác, sử dụng cũng đồng thời là quá trình duy tu, bảo đưỡng, sửa chữa các tài sản này. Toàn bộ công việc khai thác, sử dụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đều do các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành thực hiện. Việc khai thác, sử dụng đặt ra các yêu cầu về quản lý tài chính; chế độ thu vào tổ chức, cá nhân được hưởng sự phục vụ hoặc được hưởng lợi từ công trình và cơ chế quản lý Tài chính trong quá trình khai thác tài sản v.v... Những nhiệm vụ này các cơ quan trực tiếp khai thác sử dụng chỉ có thể đề xuất, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện quản lý là cơ quan quản lý công sản.

- Đối với tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sử dụng, khai thác thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và duy trì bảo toàn giá trị tài sản – vốn do Nhà nước giao. Cơ quan quản lý công sản thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với tài sản, vốn mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

- Đối với tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước, tuỳ theo từng loại tài sản mà Nhà nước có thể giao cho các cơ quan Nhà nước quản lý và sử dụng theo công dụng như: các vật vô chủ là bất động sản như nhà đất... thì những tài sản đó được giao cho các cơ quan nhằm sử dụng có hiệu quả những bất động sản đó nhằm phục vụ kinh doanh hay phục vụ công cộng.

- Đối với đất đai và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác, việc khai thác sử dụng được pháp luật quy định. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao sử dụng, khai thác chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ thực hiện sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo việc khai thác, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản phù hợp qui hoạch, kế hoạch và pháp luật. Quá trình khai thác sử dụng cũng đồng thời nảy sinh các quan hệ kinh tế tài chính giữa người sử dụng, khai thác với Nhà nước và giữa họ với nhau. Việc giải quyết các quan hệ này phải được Nhà nước quy định và thực hiện quản lý thông qua cơ quan quản lý công sản như định giá tài sản, cơ chế đấu thầu khai thác, cơ chế cho thuê và giá thuê tài sản, chính sách thu vào người sử dụng đất đai tài nguyên v.v.... chính sách cho phép tổ chức, cá nhân được

mang giá trị đất đai, tài nguyên góp vốn liên doanh v.v...

3.1.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản.

Công sản đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất định đều có quá trình kết thúc của nó để thay thế bằng tài sản khác (trừ đất đai, công trình thuộc kết cấu hạ tầng và một số công trình có tính chất tài sản lâu bền khác). Một tài sản kết thúc phải trải qua quá trình thanh xử lý để thu hồi được cho Nhà nước và đồng thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tư mua sắm tài sản mới, nhiệm vụ này là nhiệm vụ của công tác quản lý công sản.

3.2. Phạm vi quản lý công sản.

Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, đối với công sản: quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt được tách rời trong thực tế quản lý công sản do việc Nhà nước giao Tài sản cho các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quản lý, sử dụng. Do vậy, khi nói đến phạm vi quản lý công sản, cần xét xem đối tượng quản lý là gì? Nội dung quản lý công sản theo mức độ (hay phạm vi cụ thể) như thế nào? Chủ thể quản lý công sản công là “ai” ?

- Xét trên giác độ quản lý cụ thể công sản:

Công sản do Nhà nước giao cho các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước, các đơn vị kinh tế Nhà nước khai thác, sử dụng.... Do vậy các cơ quan được Nhà nước giao quản lý, khai thác và sử dụng công sản phải xác định những tài sản cụ thể để có biện pháp quản lý phù hợp và tuân thủ theo những quy định chung của Nhà nước về quản lý công sản. Trong trường hợp này, phạm vi quản lý công sản được hiểu là toàn bộ những tài sản cụ thể mà cơ quan hay đơn vị phải quản lý chặt chẽ. Do vậy: căn cứ vào đối tượng cụ thể công sản được Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, các cơ quan đơn vị một mặt phải căn cứ vào những quy định của Nhà nước về chế độ quản lý công sản, mặt khác phải xây dựng được cách thức quản lý phù hợp và khoa học.

- Xét trên giác độ quản lý Nhà nước công sản:

dụng tài sản tiết kiệm và có hiệu quả, Nhà nước phải sử dụng bộ máy giúp Nhà nước tổ chức quản lý kiểm tra việc sử dụng tài sản, đó là cơ quan quản lý công sản. Vấn đề được đặt ra ở đây là việc phân định phạm vi nhiệm vụ và nội dung quản lý giữa cơ quan quản lý công sản với các cơ quan quản lý khác và với cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp sử dụng tài sản. Vấn đề này cần được xem xét một cách đầy đủ phù hợp với tính chất quan hệ sản xuất của từng giai đoạn ở mỗi nước, phù hợp với quy mô và phạm vi công sản của nước đó, phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước... Chúng ta có thể xem xét phạm vi quản lý của cơ quan quản lý công sản đối với công sản như sau:

3.2.1. Đối với tài sản trong các cơ quan Nhà nước.

Công sản trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận quan trọng của tài sản của các cơ quan Nhà nước nói chung, trong đó những tài sản Nhà nước được giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ hoặc bảo tồn, bảo dưỡng, duy trì, giữ gìn bao gồm: nhà và đất thuộc trụ sở làm việc, nhà và đất thuộc các cơ sở hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học... phương tiện vận tải và trang thiết bị, phương tiện hoạt động... Đây là những tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn của ngân sách, bằng đóng góp của nhân dân hoặc hiến tặng của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Nguyên tắc chung là: tài sản này phải được cơ quan quản lý công sản trực tiếp quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm, quá trình sử dụng và kết thúc sử dụng.

Đối với nhà, đất thuộc trụ sở làm việc hoặc thuộc các cơ sở hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học... phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp là những tài sản mà đơn vị được giao trực tiếp sử dụng tài sản phải sử dụng theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Những tài sản này được đầu tư bằng nguồn từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách Nhà nước, những tài sản này có thể điều động từ nơi này sang nơi khác, những tài sản này về cơ bản (trừ một số trường hợp đặc biệt) đều trải qua các quá trình:

hình thành, sử dụng, thanh lý, cơ quan quản lý công sản là cơ quan nắm thực lực tài sản chung và của từng ngành, từng đơn vị và khả năng ngân sách Nhà nước, cơ quan quản lý công sản vừa là cơ quan nắm vững chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng vừa là cơ quan có đủ điều kiện giữ quyền tham mưu cho chính quyền quyết định hoặc trực tiếp quyết định theo sự phân cấp của chính quyền về đầu tư, mua sắm, sửa chữa, cải tạo nâng cấp v.v..., quyết định sự điều chuyển từ nơi này sang nơi khác, quyền quyết định việc thanh lý và xử lý tài sản.

Tuy nhiên, trong thực tế, do phạm vi quản lý các công sản rất rộng, số lượng đơn vị nhiều, mặt khác, do yêu cầu của việc quản lý chặt chẽ những công sản của cấp ngành, cấp địa phương, vì thế, tuỳ thuộc vào thực tế, việc quản lý công sản có thể được phân cấp cho các ngành, các địa phương để giảm bớt các nghiệp vụ xử lý của cơ quan quản lý công sản và nâng cao trách nhiệm quản lý của ngành, địa phương.

3.2.2.Đối với tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước theo pháp luật quy định.

Tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước bao gồm: Tài sản bị tịch thu sung quĩ Nhà nước và tiền phạt do vi phạm pháp luật; Tài sản bị chôn dấu chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, vắng chủ, vô chủ và các tài sản khác theo quy định của pháp luật là của Nhà nước; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu tài sản khác cho Nhà nước; tài sản viện trợ của tổ chức phi Chính phủ, nước ngoài và các tổ chức quốc tế và cá nhân khác.

Những tài sản trên đây do nhiều đơn vị trực tiếp tịch thu, tiếp nhận. Nhưng những đơn vị trực tiếp nhận hoặc tịch thu lại và không phải là đơn vị có nhu cầu sử dụng tài sản mà việc tiếp nhận, tịch thu tài sản được thực hiện vùng với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thị trường, ngành thuế thực hiện nhiệm vụ thu thuế v.v... đồng thời có bắt giữ tịch thu hàng hoá do vi phạm pháp luật. Một số ngành khác do vi phạm quản lý trực tiếp nhận một số vật tư, hàng hoá, tài sản (cơ chế cũ để lại)... những tài sản này theo pháp luật quy định là của Nhà nước và phải được xử lý thu về cho ngân sách. Cơ quan quản lý công sản phải trực tiếp quản lý, xử lý tài sản này; tuy nhiên, đối với một số hàng hoá đặc biệt (vàng

bạc đá quý, vũ khí....) có thể giao cho cơ quan chuyên ngành bảo quản và xử lý, nhưng về nguyên tắc cơ quan quản lý công sản phải thực hiện quản lý ngay từ ban đầu đến kết thúc và xử lý thu về cho ngân sách.

3.2.3. Đối với tài sản thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia.

Tài sản thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia

Một phần của tài liệu tài liệu học tập môn quản trị tài chính công và công sản (Trang 176 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)