Giới thiệu

Một phần của tài liệu Mô hình RIP trong ứng dụng công nghệ thông tin ngày nay (Trang 25 - 26)

II. Giao thức định tuyến theo vector khoảng cách

2.1Giới thiệu

Giao thức định tuyến động giúp cho "cuộc sống" của người quản trị mạng trở nên đơn giản hơn nhiều. Nhờ có định tuyến động mà người quản trị mạng không còn tốn thời gian để cấu hình đường cố định và chỉnh sửa lại chúng khi có sự cố. Với định tuyến động, router có thể tự động cập nhật và thay đổi việc định tuyến theo sự thay đổi của hệ thống mạng. Tuy nhiên định tuyến động cũng có những vấn đề của nó .Trong chương này sẽ đề cập đến các vấn đề của giao thức định tuyến theo

vectơ khoảng cách và các phương pháp mà những nhà thiết kế sử dụng để giải quyết những vấn đề này.

RIP (Routing Information Protocol) là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách được sử dụng rộng rãi trên thế giới .Mặc dù RIP không có những khả năng và đặc điểm như những giao thức định tuyến khác nhưng RIP dựa trên những chuẩn mở và sử dụng đơn giản nên vẫn được các nhà quản trị mạng ưa dùng .Do đó RIP là một giao thức tốt để người học về mạng bước đầu làm quen .Trong chương này sẽ giới thiệu cấu hình RIP và xư lý sự cố đối với RIP .

Giống như RIP, IGRP (Interior Gateway Routing Protocol)cũng là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách. Nhưng khác với RIP, IGRP là giao thức độc quyền của Cisco chứ không phải là một giao thức dựa trên các chuẩn mở. IGRP phức tạp hơn so với RIP, sử dụng nhiều thông số để chọn đường đi tốt nhất đến đích nhưng IGRP vẫn là một giao thức sử dụng đơn giản .Trong chương này cũng sẽ giới thiệu cấu hình IGRP và xử lý sự cố đối với IGRP.

Một phần của tài liệu Mô hình RIP trong ứng dụng công nghệ thông tin ngày nay (Trang 25 - 26)