Những trở ngại trong việc vay vốn

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản - lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 33)

Điều kiện vay vốn: Nguồn vốn vay đầu tư cho BĐS là nguồn vốn lớn, dài hạn, có rủi ro cao, do đó yêu cầu cho vay trong lĩnh vực này phức tạp hơn, trong đó có việc thế chấp các BĐS để vay theo quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Dựa trên các quy định luật và các văn bản liên quan thì BĐS dùng để vay thế chấp phải có đủ các điều kiện:

Thứ nhất, QSH hoặc QSD của bên đứng ra thế chấp để vay phải được pháp luật thừa nhận, thể hiện bằng GCNQSDĐ, QSH các công trình trên đất.

Thứ hai, không có tranh chấp về QSH hoặc QSD của bên đứng ra vay tại thời điểm ký kết hợp đồng vay.

Thứ ba, Giá trị tài sản thế chấp bao gồm QSD đất và QSH các công trình trên đất phải đảm bảo đủ điều kiện vay. Việc định giá này do các bên tự thoả thuận, trong đó chủ yếu phụ thuộc vào bên cho vay.

Hiện nay, điều kiện cho vay đã được cải thiện khá nhiều, tạo thuận lợi hơn so với trước. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập về cho vay thế chấp do điều kiện pháp lý, do tổ chức cho vay, hoặc do các cá nhân tổ chức vay vốn.

Điều kiện pháp lý: Hiện nay, có khá nhiều BĐS chưa có đầy đủ các giấy tờ, do đó không thể tiến hành làm thủ tục để vay thế chấp. Mặc dù NN đang gấp rút cấp GCNQSDĐ để tạo cơ sở pháp lý cho BĐS, tuy nhiên do nhiều lý do mà tiến độ công việc này rất chậm. Chính vì điều đó đã làm giảm một lượng không nhỏ những người có nhu cầu vay vốn nhưng không được vay, đồng thời các NH cũng mất một nguồn thu lớn. Mặt khác, vẫn còn có nhiều vụ tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm, không chỉ gây khó khăn và bất bình trong nhân dân, mà còn làm cho các BĐS này không đủ điều kiện làm thủ tục vay thế chấp hoặc đang trong quá trình làm GCNQSDĐ cũng phải dừng lại, vì vậy cũng ảnh hưởng đến điều kiện pháp lý của BĐS khi tiến hành làm thủ tục vay.

Bên cho vay và bên đi vay: Nhiều tổ chức tín dụng hiện nay cũng đặt ra khá nhiều tiêu chuẩn cho vay điều đó làm giảm sự tiếp cận của bên cần vay tới nguồn vốn vay thế chấp. Một vấn đề quan trọng nữa là việc định giá BĐS, nó quyết định đến mức vay của bên có BĐS thế chấp. Thông thường, BĐS được định mức giá bằng 70% giá trị thị trường của nó. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau làm cho việc định giá ngày càng hợp lý hơn tạo điều kiện cho bên vay hơn.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÁC BẤT CẬP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản - lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w