Thị trường có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn, thì những luồng vốn ngắn hạn có xu hướng đổ

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tỷ giá (Trang 30 - 36)

thì những luồng vốn ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm => tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.

3. Cán cân thanh toán quốc tế

 Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại.

 Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.

4. Chính sách của chính phủ

Chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến cân bằng tỷ giá qua nhiều cách khác nhau như:

 Áp đặt những rào cản về ngoại hối

 Áp đặt những rào cản về ngoại thương.

 Can thiệp vào thị trường ngoại hối .

 Tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát , lãi suất và thu nhập quốc dân.

Ví dụ :

 Nếu lãi suất Mỹ tăng tương đối so với lãi suất Anh, phản ứng dự kiến là cung bảng Anh sẽ tăng lên ( để đầu tư và hưởng lãi suất cao ở Mỹ ).Tuy nhiên , nếu chính phủ Anh áp đặt thuế cao lên thu nhập khi đầu tư nước ngoài, điều đó có thể không làm giảm tỷ giá của bảng Anh so với dollar.

5. Kỳ vọng và tâm lý

 Thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỉ giá. Ví dụ tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu cơ bán USD do dự kiến USD sẽ giảm giá trong tương lai. Điều này gây áp lực giảm giá trị của USD ngay lập tức.

 Nhiều nhà đầu tư định chế (như các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm) thực hiện vị thế tiền tệ dựa trên biến động lãi suất dự kiến ở các nước khác nhau.

 Ví dụ: Các nhà đầu tư định chế có thể đầu tư một cách thường xuyên ngân quỹ vào Việt Nam nếu họ dự kiến lãi suất của Việt Nam tăng, một gia tăng như thế sẽ thu hút vốn vàoViệt Nam nhiều hơn và tạo áp lực tăng giá đồng Việt Nam. Bằng cách thực hiện vị thế mua bán tiền dựa vào kì vọng, họ có thể đạt được lợi ích từ sự thay đổi trong giá trị của đồng Việt Nam vì họ sẽ mua đồng Việt Nam trước khi sự thay đổi xảy ra.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tỷ giá (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(41 trang)