Tình hình cung ứng, tiêu thụ rau vụ đông trên thị trường của phường Võ Cường
Tình hình cung cấp rau còn nhiều hạn chế như manh mún, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các thị trường rộng lớn, nhu cầu hàng hóa. Chất lượng, mẫu mã chưa đều, sản lượng rau an toàn có kiểm soát còn khá thấp. Giá cả thường biến động và độ ổn định chưa cao.
Qua bảng số liệu 4.15, lượng rau xuất ra thị trường bình quân qua 3 năm (2008-2010) của Võ Cường khoảng trên 35.908 tạ
Hằng ngày bình quân có khoảng 98,38 tạ rau lưu thông trên thị trường thành phố, và các nơi khác
Bảng 4.15: Tình hình cung ứng, tiêu thụ rau vụ đông trên thị trường của phường Võ Cường qua các năm 2008-2010
Năm Tổng lượng rau xuất ra thị trường (tạ)
Lượng rau xuất BQ/ngày (tạ)
2008 35.595 97,52
2009 36.527 100,1
2010 35.602 97,54
Bình quân 35.908 98,38
( Nguồn: Ban thống kê nông nghiệp Võ Cường )
Tình hình thu hoạch, bảo quản, chế biến
Khác với một số nơi nông dân sản xuất rau ở đây đã tuân thủ theo một qui trình khá chặt chẽ từ lúc trồng trọt cho đến lúc thu hoạch..
- Quy trình trước thu hoạch:
Sửa soạn đất - Xử lý hạt giống trước khi gieo - Chăm sóc - Bón phân - Tưới nước
- Phòng trừ sâu bệnh - Chuẩn bị thu hoạch
- Quy trình sau thu hoạch:
Quá trình thu hoạch của người dân ở đây diễn ra khá tập trung và đảm bảo đúng thời vụ và đúng độ thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch họ đã tập trung được những người thu mua, thu gom tại chỗ, bên cạnh đó đã có một số doanh nghiệp chế biến nông sản đến thu mua tập trung trong khoảng một tuần gồm những loại nông sản như: cà rốt, bí xanh, khoai tây. Họ chỉ có một trách nhiệm là sản xuất theo yêu cầu của khách hàng và theo phân bổ chủng loại rau do HTX quyết định. Mặc dù vậy vẫn xảy ra trường hợp là giá thu mua của
hợp tác xã thấp hơn giá chợ. Thêm vào đó là phần còn lại ko bán được, người nông dân phải mang ra chợ bán đổ đống
- Hao hụt:
Trung bình hao hụt ở khâu thu hoạch là 10%, nhưng cũng có khi lên đến 50% do thời tiết xấu, gặp mưa, bão.
- Chế biến:
Một số loại rau đã được chế biến sản như hành khô, cà rốt do không tiêu thụ được hoặc dùng vào việc khác
- Bảo quản:
Người dân ở đây đã chủ động bảo quản một số loại trước khi đem bán như: cà chua, cà rốt, hành khô
b. Thị trường tiêu thụ chủ yếu rau vụ đông của phường Võ Cường qua các năm 2008-2010
Sản phẩm rau màu vụ đông của phường qua 3 năm (2008-2010) có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá rộng, điển hình như Bắc Ninh, Hà Nội, và xuất khẩu sang Trung Quốc những loại rau như: cà rốt, khoai tây. Đặc biệt giá thu mua cà rốt trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm thường khá cao. Cà rốt của Hòa Đình – Võ Cường được tiêu thụ chủ yếu sang Trung Quốc từ tháng 5 đến tháng 11. Bên cạnh đó, các loại rau như: cải bắp, súp lơ, su hào, cà chua thường được xuất ra Hà Nội với số lượng lớn, và một phần phục vụ nhu cầu trong tỉnh và thành phố.
Qua bảng số liệu 4.16 ta thấy:
Lượng rau tiêu thụ qua các năm là rất cao, năm 2008 là 35.595 tạ, năm 2009 là 36.527 tạ tăng 932 tạ so với năm 2008, năm 2010 tiêu thụ là 35.602 tạ giảm 925 tạ so với năm 2009, sự giảm của năm 2010 là do tình hình đất đai canh tác rau màu bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá.
Ta thấy, thị trường tiêu thụ lớn nhất rau màu vụ đông ở Võ Cường là thị trường Hà Nội, với mức tiêu thụ bình quân qua các năm là 15.786 tạ/năm. Tiếp đó, là thị trường ngoài nước Trung Quốc, với mức tiêu thụ bình quân
qua các năm là 8.923 tạ mà đặc trưng các loại rau xuất sang là: cà rốt, khoai tây, hành, cà chua. Thị trường trong tỉnh bình quân qua các năm tiêu thụ khoảng 7.795 tạ, còn lại là thị trường ngoài tỉnh bình quân tiêu thụ là 3.403.
Bảng 4.16: Tình hình tiêu thụ rau vụ đông tại một số thị trường qua các năm 2008 - 2010
Thị trường Lượng rau tiêu thụ (tạ)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Bình quân
Hà Nội 15.858 16.500 15.000 15.786
Trung Quốc 8.946 9.325 8.500 8.923
Trong tỉnh 7.585 7.800 8.000 7.795
Thị trường khác 3.206 2.902 4.102 3.403
Tổng 35.595 36.527 35.602 35.908
(Nguồn: Ban thống kê nông nghiệp Võ Cường)
Thực trạng cho thấy, vùng chuyên canh sản xuất rau màu cao cấp Võ Cường là một vùng có tầm ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình cung ứng sản phẩm cho các thị trường tiềm năng trên. Vì vậy, các cấp chính quyền và người dân cần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất rau màu và có những giải pháp về thị trường để giữ được những thị trường tiêu thụ tiềm năng này, đồng thời giúp người dân ở đây có thể cạnh tranh với các vùng sản xuất khác ở ngoài tỉnh về thị trường tiêu thụ.
4.5. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và hạn chế trong việc sản xuất rau vụ đông
4.5.1. Thuận lợi
- Tư tưởng, nhận thức của cán bộ, Đảng viên, nhân dân phường Võ Cường về tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả kinh tế của sản xuất cây rau vụ đông ngày càng rõ hơn.
- Kết quả sản xuất vụ đông năm 2009 - 2010, các bài học kinh nghiệm được rút ra từ sản xuất về tổ chức, chỉ đạo và các giải pháp, kỹ thuật mới là cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng, thực hiện thắng lợi sản xuất vụ đông 2010 - 2011.
- Quan điểm “phi nông bất ổn” ngày càng được củng cố rõ nét hơn; trong bối cảnh hiện nay, chủ trương ban hành chính sách “tam nông” của Đảng, Chính phủ là một nhân tố vô cùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Tư tưởng tích tụ ruộng đất, sản xuất cây trồng với quy mô lớn đã và đang được hình thành ở một số địa phương; việc thuê, mượn ruộng để mở rộng sản xuất có chuyển biến tích cực.
- Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tích lũy được kinh nghiệm, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới về giống, phân bón cùng với các giải pháp kỹ thuật tiên tiến đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Một số giống cây màu vụ đông có năng suất, chất lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi, hiệu quả kinh tế cao như: cà chua , khoai tây , cải bắp, su hào, súp nơ, cà rốt..., các loại phân bón, thuốc trừ sâu dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu canh tác.
- Hệ thống thủy lợi nội đồng tiếp tục được đầu tư nâng cấp ngày càng phục vụ tốt hơn việc tưới, tiêu nước.
- UBND Phường đã chủ động giao chỉ tiêu kế hoạch chi tiết cụ thể diện tích cây rau vụ đông cho các thôn ngay từ khi triển khai đề án sản xuất vụ mùa, sớm có cơ chế chính sách hỗ trợ mua giống rau vụ đông ngay từ tháng 7.
4.5.2. Khó khăn
- Thời tiết của vụ mùa, vụ đông thường diễn biến phức tạp, đến nay lượng mưa ở phường trên 1.200 mm nhưng ở đầu vụ đông vẫn có thể còn mưa lớn gây khó khăn cho gieo trồng, chăm sóc.
- Bờ vùng, bờ thửa chưa được tôn cao khép kín, chưa thực hiện được việc quy vùng sản xuất cụ thể cho từng loại cây trồng.
- Việc chuyển mạnh sản xuất vụ đông sang sản xuất hàng hóa chưa được một số Đảng bộ, nông dân quan tâm; chưa mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KHKT mới; đầu tư thâm canh còn nhỏ lẻ, còn tư tưởng trông chờ bao cấp.
- Giá vật tư phân bón, xăng dầu tăng cao, một số giống phục vụ cho sản xuất vụ đông khó khăn như giống ngô, khoai tây...
4.5.3. Những tồn tại và hạn chế trong việc sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế rau vụ đông
- Hiệu quả kinh tế chưa cao còn là do người dân chưa nắm vững một số kĩ thuật sản xuất mới và khả năng áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất còn chưa cao.
- Các hộ còn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, các chất hóa học vào cây trồng, vẫn chưa áp dụng triệt để được qui trình trồng rau sạch như theo qui hoạch, chưa chú ý nhiều đến việc sủ dụng phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh. Khi dùng phân chuồng bón còn chưa qua công đoạn xử lý ủ hoại mục. Do đó, đã ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và chính người sản xuất.
- Chi phí đầu tư cho sản xuất còn chưa hợp lý cho từng phân đoạn - Sử dụng lao động còn nhiều đặc biệt là lao động thủ công
- Một vấn đề nữa là thị trường tiêu thụ ở đây thường xuyên biến động và không ổn định dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu qủ kinh tế của việc sản xuất rau vụ đông.
4.6. Định hướng và một số giải pháp nâng cao kĩ thuật sản xuất và hiệu quả kinh tế rau vụ đông theo hướng sản xuất hàng hóa
4.6.1. Định hướng sản xuất và phát triển rau vụ đông cho phường Võ Cường
Phát triển sản xuất rau vụ đông trên cơ sở chuyển đổi mạnh cơ cấu giống cây trồng và quy hoạch thành vùng để có nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung tiêu thụ sản phẩm.
Phường nên quy hoạch rõ từng vùng sản xuất cây chủ lực, cây có giá trị kinh tế cao để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tối đa các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các thôn, làng xây dựng kế hoạch, quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng vùng, từng loại cây trồng cho phù hợp.
Mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KHKT, quy trình công nghệ
mới vào sản xuất, để tất cả các loại cây trồng đều đạt năng suất cao nhất.
- Phải chủ động chuẩn bị tốt các loại giống nhất là giống cải bắp, su hào, súpnơ, cà chua, cà rốt, các HTX DVNN cần chủ động ký hợp đồng mua các loại giống đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, thời gian để phục vụ tốt nhất cho sản xuất.
- Tập trung, chủ động giải quyết vấn đề thủy lợi, đặc biệt mương máng nội đồng để tiêu úng nhanh ở đầu vụ nếu có mưa to và tưới trong suốt vụ, chủ động các giải pháp kỹ thuật gieo trồng cây vụ đông trên nền đất ướt.
Ban chỉ đạo về nông nghiệp của Phường nhất thiết phải quy gọn vùng cho từng loại cây trồng, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật thâm canh, coi trọng việc điều tra phát hiện các đối tượng sâu bệnh, tổ chức phòng trừ kịp thời.
4.6.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế rau vụ đông theo hướng sản xuất hàng hóa
4.6.2.1. Giải pháp về qui trình kĩ thuật cho việc trồng rau vụ đông
Rau vụ đông được sản xuất trong điều kiện khó khăn phức tạp như khô lạnh, rét, và thời tiết thay đổi bất thường… Do đó để cây rau sinh trưởng và phát triển tốt thì vấn đề đảm bảo đúng qui trình kĩ thuật làm cho cây trồng không những đạt năng suất và sản lượng cao mà còn cho chất lượng sản phẩm tốt, giúp thu hoạch đúng thời vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân từ đó giúp người dân tăng thu nhập và sẽ kích thích sản xuất. Do vậy để đảm bảo việc canh tác, gieo trồng cây rau vụ đông đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì cần có những giải pháp về qui trình kĩ thuật cho việc trồng rau.
Trong sản xuất:
- Sử dụng nhà lưới để che chắn: nhà lưới có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.
- Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Trồng rau trong dung dịch hoặc trên đất sạch là những tiến bộ kỹ thuật đang được áp dụng để bổ sung cho nguồn rau an toàn
Trong thu hoạch:
Nên chủ động thời gian và nhân lực cho thu hoạch, nên thu hoạch đúng thời vụ thời điểm, không nên thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trông vụ đông. Và cần thu hoạch một cách tập chung để tiện cho việc thu mua.
4.6.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dài hạn
Để người dân yên tâm vào việc chuyên canh sản xuất rau vụ đông và đảm bảo sản phẩm của họ luôn bán được và bán được với mức giá ổn định,
hợp lý tạo tâm lý an toàn cho người dân thì các cấp chính quyền và tổ chức khuyến nông cần đưa ra một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dài hạn và đảm bảo rằng khi sản xuất rau màu đưa ra thị trường họ luôn bán được và không bị ép giá.
Kết nối thị trường, tổ chức thị trường tiêu thụ
Mục tiêu bất kỳ nhà sản xuất, kinh doanh nào cũng là cung ứng cho thị trường để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện nay nông dân đang sản xuất theo quan điểm phong trào, chưa xác định thị trường sản phẩm bán ở đâu, bán cho ai, cách đưa sản phẩm ra thị trường thế nào. Do đó cần phải có sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mà vai trò doanh nghiệp (DN) làm trung gian phân phối rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm, còn nông dân tập trung sản xuất để bảo đảm chất lượng của sản phẩm.
Để thúc đẩy sản xuất rau vụ đông, khuyến nông cần xây dựng mô hình mẫu về liên kết dọc giữa doanh nghiệp làm trung gian phân phối với người sản xuất và kênh bán lẻ . Để việc sản xuất rau vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả tốt, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Hạ tầng cơ sở phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Lựa chọn DN làm trung gian phân phối có tâm huyết, kinh nghiệm và uy tín trong kinh doanh cùng đầu tư vào sản xuất với nông dân.
- Xây dựng được mối liên kết giữa trung gian phân phối với các DN cung ứng vật tư "đầu vào" (giống, phân bón, thuốc BVTV...) nhằm kiểm soát được vật tư "đầu vào" và cùng chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm sản xuất ra.
- Xây dựng mô hình trình diễn kĩ thuật sản xuất mới; gắn mô hình với việc đào tạo tại hiện trường để nâng cao kỹ năng thực hành cho nông dân nhằm thực hiện tốt quy trình kỹ thuật để tạo ra sản phẩm mới khác biệt với sản xuất đại trà.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm, định vị được thương hiệu sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng; quan tâm tới dịch vụ sau bán hàng.
- Lựa chọn kênh bán lẻ có uy tín với người tiêu dùng để cung cấp sản phẩm ra thị trường, DN phải chia sẻ lợi nhuận, khó khăn với kênh bán lẻ. Nên xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích về nông sản an toàn, trong đó có rau an toàn (RAT), nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Mở rộng và phát triển thị trường
Sau khi đã xây dựng được thương hiệu cho vùng rau sạch, kết nối được thị trường và tổ chức xong thị trường tiêu thụ thì ban lãnh đạo Phường và các tổ chức khuyến nông, hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ cần đưa ra những mục đích, kế hoạch cụ thể cho việc đảm bảo một thị trường tiêu thụ sản phẩm rau