Thách thức

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp và Nghệ thuật quản trị sự thay đổi của Lee Kun Hee pptx (Trang 25 - 28)

Kế hoạch cho tương lai

Theo kế hoạch của Lee, đến năm 2020, Samsung sẽ mở rộng thêm 5 lĩnh vực kinh doanh mới và những lĩnh vực này sẽ chiếm khoảng 50 tỉ USD doanh thu của hãng. 5 lĩnh vực đó là: Pin Mặt Trời, Pin sạc cho ôtô lai, Các công nghệ điốt phát quang (LED), Dược sinh học và Thiết bị y tế.Các lĩnh vực mới mà công ty định đầu tư vào trong thời gian tới thoạt nghe có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng nó lại đều có một điểm chung là cần một lượng vốn đầu tư lớn và khả năng mở rộng quy mô sản xuất rất nhanh chóng, một điểm mạnh mà công ty đã từng thể hiện trong quá khứ.Các lĩnh vực này cũng không quá xa lạ so với những gì công ty đang làm hiện tại. Kinh nghiệm trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình phẳng rất thích hợp để Samsung phát triển năng lượng mặt trời và đèn LED, từ công nghệ, vật liệu và quy mô, trình tự sản xuất đều tương đồng. Tương tự, kinh nghiệm của hãng trong lĩnh vực sản xuất pin sạc và phần mềm tiện ích cũng hoàn toàn phù hợp để sản xuất chip cho ô tô chạy điện. Công ty này cũng còn có tham vọng chế tạo ra những con chip giá rẻ phù hợp với cho các thiết bị y tế như hãng đã từng làm với điện thoại di động.Ngay cả sản xuất thuốc cũng có những đặc điểm chung với các sản phẩm mà hãng từng làm như yêu cầu sản xuất số lượng lớn với tỉ lệ sai sót thấp. Trong tất cả các lĩnh vực mà Samsung định tham gia, hãng tin rằng mình có thể cạnh tranh các sản phẩm giá rẻ với Trung Quốc, và các sản phẩm chất lượng cao với Nhật Bản.

Tiểu luận Quản trị học Nhóm 6 – Lớp Cao học Đêm 2 Khóa 2

Trang26

- Nhu cầu thị trường còn hạn chế: Dù những thị trường Samsung muốn nhảy vào đều tỏ ra rất hứa hẹn, nó cũng ẩn chứa rủi ro rất lớn. Công nghệ năng lượng mặt trời và đèn LED vẫn đang trong tình trạng thừa cung, khiến Samsung không thể áp dụng cạnh tranh về giá thành như họ đã từng làm với màn hình LCD. Pin cho các loại xe chạy điện cũng trong tình trạng tương tự, khi mà nhu cầu về loại phương tiện mới này vẫn còn rất hạn chế.

- Đối thủ cạnh tranh gay gắt: Trong lĩnh vực thiết bị y tế và sản xuất thuốc, Samsung cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những công ty Trung Quốc. Nếu hành động hấp tấp do muốn mau chóng thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường điện tử tiêu dùng, Samsung rất có thể sẽ nhận trái đắng. Ở lĩnh vực khác, các đối thủ của Samsung cũng đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu. Phillips và GE từ lâu đã chuẩn bị để cạnh tranh với Samsung, bằng việc đưa ra những sản phẩm giá rẻ và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Toshiba thì có kế hoạch chi thêm 9 tỉ USD vào lĩnh vực năng lượng và môi trường trong vòng 3 năm tới. Fumio Ohtsubo, chủ tịch tập đoàn Panasonic, ca ngợi Samsung về giá thành rẻ nhưng cũng cho rằng công ty của ông có ưu thế công nghệ vượt trội. "Nếu chúng tôi có thể được hưởng

các điều kiện tương tự và thương mại tự do, thuế doanh nghiệp thấp và những ưu

đãi khác, chúng tôi hoàn toàn có thể cạnh tranh", ông nói.

- Các vấn đề nội bộ: việc thay đổi và giải quyết những mối quan hệ phức tạp giữa lợi ích của các nhà quản lý ở Samsung, những vấn đề về thuế và tham nhũng ngay trong nội bộ tập đoàn cũng hết sức quan trọng.Những công ty lâu năm thường hay gặp phải vấn đề này. Điều đó từng xảy ra với Sony, được thành lập năm 1946 và bị xáo trộn vào năm 1990. Samsung Electronics hiện đã hơn 40 năm tuổi. Vì vậy, đa dạng hóa là điều cần thiết. Đó không chỉ là xu hướng của Samsung, mà của rất nhiều các công ty điện tử khác trên thế giới.IBM đã chuyển sang các loại hình dịch vụ, trong khi đó cả Phillips và Siemens đều bán các doanh nghiệp IT của mình và chuyển sang lĩnh vực khác. Tuy nhiên, rời xa lĩnh vực điện tử không phải là sở trường của Samsung. Hơn nữa, những khoản hỗ trợ ngầm, áp lực từ cổ đông yếu

Tiểu luận Quản trị học Nhóm 6 – Lớp Cao học Đêm 2 Khóa 2

Trang27

kém và tập đoàn quản lý theo kiểu gia đình cũng là những vấn đề còn tồn tại của hãng.

PHẦN III: MỘT SỐ KINH NGHIỆM

CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ Ở CÁC DN VIỆT NAM

Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế còn tồn tại nhiều khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trường tài chính bất ổn,sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn về vốn và giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhu cầu thị trường sụt giảm…thì việc thay đổi trong doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết để tồn tại và phát triển.

Qua những thành công trong công tác quản trị của Lee Kun Hee, từ triết lý ‘Thay đổi tất cả trừ vợ và con bạn”, chúng ta có thể rút ra một số giải pháp thay đổi cho các doanh nghiệp Việt Nam như sau:

3.1. Tập trung nghiên cứu thịtrường

Thời kỳ bất ổn về kinh tế hiện nay lại là một cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu từng yếu tố của thị trường, của nền kinh tế. Bằng cách tìm hiểu thêm về nhu cầu tiêu dùng, các khoản đầu tư nhỏ vào công nghệ đang nổi lên từ các học viện, hoặc việc thử nghiệm những ý tưởng mới trong thị trường thử nghiệm vừa phải, các công ty có thể xây dựng khối kiến thức, sự am hiểu của họ về các lựa chọn tăng trưởng và vị trí của mình để có những bước đi táo bạo và mạo hiểm hơn khi nền kinh tế được phục hồi.

Tiểu luận Quản trị học Nhóm 6 – Lớp Cao học Đêm 2 Khóa 2

Trang28

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp và Nghệ thuật quản trị sự thay đổi của Lee Kun Hee pptx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)