Đối với các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 33 - 35)

II. Xu hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế Viêt Nam đến năm

3.Đối với các ngành kinh tế

- Công nghiệp: Tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác sẽ tăng lên. Bên cạnh đó xu hướng dịch vụ ngoại biên chuyển công nghệ ra ngoài cũng tác động tích cực đến công nghệ Việt Nam, biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất, lắp ráp cho các nước phát triển.

Do đó việc chọn lựa và ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm là rất cần thiết: Việt Nam cần tập trung nguồn lực phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm để có thể tạo ra bước phát triển nhảy vọt, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế. Các ngành trọng điểm cần là những ngành có thế mạnh, có điều kiện phát triển ở Việt Nam, có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, hướng ra xuất khẩu. Ngoài ra, việc đánh giá, lựa chọn những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn cần tiến hành trên cơ sở áp dụng các phương pháp định lượng, mang tính đo lường cụ thể

- Dịch vụ: Sẽ có thêm nhiều loại hình dịch vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực này, do đó, ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.

Đặc biệt VIệt Nam đang tích cực nỗ lực cho một nền kinh tế tri thức: Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển kinh tế tri thức. Nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phát triển cao, trong đó tri thức, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế chính, tạo ra sức sản xuất, năng suất lao động vượt trội. Để có thể phát triển nhanh, bền vững và bắt kịp với những nước đó, Việt Nam tất yếu phải phát triển những ngành, lĩnh vực dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ cao.

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tập trung vào các sản phẩm:

+ Đối với trồng trọt tập trung vào lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực, mở rộng diện tích trồng cao su

+ Chăn nuôi tập trung vào con lợn, gia cầm, bò thịt;

+Lâm nghiệp tập trung vào công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng kinh tế

+ Đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản tập trung vào nuôi nước lợ, trong đó chủ yếu vẫn là con tôm sú, nuôi nước ngọt chủ yếu là cá tra và ba sa.

III.Thực trạng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,thúc đẩy tăng trưởng phát triển Việt Nam hiện nay đến năm 2020

1.Thực trạng hiệu quả của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 33 - 35)