Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp tại công ty tnhh song linh (Trang 28 - 31)

- Nguyên giá của TSCĐ giảm do nhượng bán ,thanh lý Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo bớt một số bộ phận

2.3.3.Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí nhân công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động để bù đắp hao phí của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh căn cứ vào thời gian, số lượng và chất lượng công việc của họ đã cống hiến cho doanh nghiệp.

Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay, tiền lương là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá cả của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.Tiền lương là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần nhằm tái sản xuất sức lao động

2.3.3.1. Tài khoản sử dụng

Để tiến hành hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán chủ yếu sử dụng các tài khoản sau:

+ Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên + Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

Và các tài khoản có liên quan như: 111,112,138… * Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên

Công dụng: Tài khoản 334 dựng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả với người lao động của doanh nghiệp về tiền lương,tiền công,phụ cấp, BHXH và các khoản thuộc về thu nhập của người lao động.

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên

*Bên Nợ

+ Tiền lương ( tiền công), tiền thưởng và các khoản khác đã trả cho công nhân viên.

+ các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên + kết chuyển tiền lương của công viên chưa lĩnh.

+ Tiền lương, tiền công,tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.

*Dư có: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho công nhân viên

* Dư Nợ: (cá biệt) Số tiền đã thừa trả cho công nhân viên. Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên về lương, thưởng, bảo hiểm và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. + TK 3342 – Phải trả cho người lao động khác

*Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

Công dụng: Tài khoản 338 dựng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả,phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHYT,BHXH, giá trị tài sản thừa chờ xử lý,nhận kí quỹ,kí cược ngắn hạn, doanh thu chưa thực hiện,các khoản phải trả về cổ phần hóa doanh nghiệp….

Kết cấu của tài khoản *Bên Nợ

+ Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ

+ Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn + Xử lý giá trị tài sản thừa

+Kết chuyển donh thu chưa thực hiện tương ứng + Các khoản đã trả,đã nộp khác

* Bên Có

+ Trích KPCĐ ,BHXH,BHYT theo tỷ lệ quy định

+các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ + Giá trị tài sản thừa chờ xử lý

+ Số đã nộp,đã trả lớn hơn số phải trả,phải nộp hoàn lại

*Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả ,phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý

* Dư Nợ: (nếu có) Phản ánh số trả thừa,nộp thừa,vượt chi chưa được thanh

toán

Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2: + TK 3381 - Tài sản thừa chờ xử lý + TK 3382 – Kinh phí công đoàn + Tk 3383 – BHXH

+TK 3384 – BHYT

+ Tk 3385 – Phải trả về cổ phần hóa + Tk 3386 – Nhận kí qũy ,kí cược dài hạn + Tk 3387 – Doanh thu chưa thực hiện + TK 3388 – Phải trả,phải nộp khác 2.3.3.2. Chứng từ sủ dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chứng từ sủ dụng để hạch toán tại công ty gồm: + bảng chấm công (mẫu số 01 –LĐTL)

+bảng thanh toán lương (mãu số 02 –LĐTL) + Phiếu nghỉ hưởng BHXH (mẫu số 04 –LĐTL) +bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 06 – LĐTL)

- Căn cứ vào chứng từ “ phiếu nghỉ hưởng BHXH”, kê toán tính trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên

-Căn cứ vào bảng chấm công,kế toán tính lương thời gian,lương sản phẩm trả cho người lao động

- Tổng hợp tiên lương phải trả trong kì theo từng đối tượng sử dụng lao động ,tính toán và trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Kết quả tổng hợp tính toán được phản ánh trong : “bảng phân bổ tiền lương và BHXH”

2.3.3.3. Luân chuyển chứng từ

Chứng từ kế toán được luân chuyển theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.6: quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương

PHẦN III

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp tại công ty tnhh song linh (Trang 28 - 31)