Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng: 1 Về nguồn vốn:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên (Trang 33 - 35)

V. Chi phí khác ngoài lãi 3.794 3.505 5.266 289 7,6 1.761 50,

7. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng: 1 Về nguồn vốn:

7.1 Về nguồn vốn:

Vốn huy động:

Đây là nguồn vốn có giá thành tương đối rẻ. Do đó, ngân hàng muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì phải mở rộng nguồn vốn huy động, để làm được điều này thì nên sử dụng các biện pháp sau:

- Về nhân sự: Tiếp tục cải thiện hơn nữa của cán bộ - kế toán ngân quỹ, nhân viên tác nghiệp phải nhanh gọn chính xác, thường xuyên nhắc nhở, thông báo các thông tin cần thiết kịp thời đến khách hàng, nhất là đối với khách hàng có tiền gửi lớn. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ, tạo được niềm tin cho khách hàng ngày càng cao hơn và cãm thấy giao dịch với ngân hàng Mỹ Xuyên lúc nào cũng an toàn và tiện lợi.

- Cơ sở vật chất: Nâng cấp nơi làm việc được khang trang, sạch đẹp, tiện nghi để vừa củng cố niềm tin, vừa tạo sự thoải mái khi khách hàng đến giao dịch.

- Mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa các phương thức huy động vốn bằng cách mở thêm chi nhánh phòng giao dịch ở những nơi có điều kiện huy động tiền gửi. Thực hiện tốt chính sách đối với khách hàng một cách linh hoạt kịp thời, tăng cường cung ứng dịch vụ tiện ích cho khách hàng, luôn điều chỉnh lãi suất phù hợp trên tinh thần có lợi cho khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, vì hiện nay ngoài các loại hình ngân hàng cùng cạnh tranh với nhau, còn có các tổ chức phi ngân hàng như công ty Bảo Hiểm, công ty Tài Chính, các quỹ đầu tư, các bưu điện cũng đang lao vào cạnh tranh giành khách hàng qua việc cung ứng các loại hình tín dụng và dịch vụ tương tự. Do đó phải lựa chọn công tác tiếp thị sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đồng thời đảm bảo việc cung ứng tín dụng và dịch vụ tốt nhất với rủi ro thấp nhất và mức lợi nhuận cao nhất. Công việc cụ thể của giải pháp này là, mỗi loại hình tiết kiệm mới phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, sẽ mở từng đợt huy động tiết kiệm có quà tặng cho mỗi thời điểm thích hợp, tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ theo từng nhóm từng khu vực….

Nguồn vốn đi vay:

Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng góp phần làm tăng dư nợ cho vay của ngân hàng, cũng như tăng lượng tài sản có cho ngân hàng. Do đó, phải tạo mối quan hệ tốt và mở rộng đối với các đối tác hiện có như ngân hàng Tân Việt, ngân hàng Đông Á, ngân hàng VP tại thành phố HCM. Đồng thời khắc phục tình trạng thiếu vốn để cho vay vào dịp cuối năm vẫn thường xảy ra, nên tiếp tục tìm đối tác mới có tiềm lực mạnh về nguồn vốn. Tuy nhiên với nguồn vốn đi vay hiệu quả kinh doanh không bằng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức, dân cư vì vậy cố gắng hạn chế sử dụng nguồn vốn này, và chỉ sử dụng khi cần thiết.

7.2 Về mặt tín dụng:

Tiếp tục thu hồi các khoản nợ xấu và phát triển cho vay mới. Ban Giám Đốc phân phối chỉ tiêu cho vay đến từng bộ phận liên quan một cách phù hợp, và các bộ phận này giao lại cho từng cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ trực tiếp để tiến hành thực hiện. Phát triển dư nợ cho vay điều này cũng có nghĩa là nâng cao mức thu nhập, mà phát triển dư nợ cho vay phải đi đôi với chất lượng tín dụng như thế mới có ý nghĩa.

Cùng với việc nâng cao dư nợ tín dụng, kèm theo là nâng cao số lượng, chất lượng khách hàng, chứ không có nghĩa là nâng cao định mức, nâng cao số tiền cho vay mà không rõ mục đích sử dụng vốn vay. Vì vậy, việc mở rộng sản phẩm cho vay, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động phải là mối quan tâm đặc biệt của mọi thành viên trong ngân hàng.

Để tránh thiếu sót trong công tác định giá tài sản thế chấp, cũng như tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt tình, đầy đủ năng lực và có chuyên môn sâu. Do đó việc đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao khả năng điều hành, nâng cao hiểu biết về pháp luật và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ tín dụng là yêu cầu không thể thiếu được.

Công tác quản lý tín dụng cần phải thực hiện hết sức chặt chẽ và xuyên suốt, mọi cán bộ nhân viên phải thực hiện nghiêm chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt cán

bộ quản lý trung gian phải theo dõi, giám sát chặt chẽ nhân viên thuộc quyền thực hiện, qua đó hỗ trợ giúp đở kịp thời cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đa dạng hóa các loại hình cho vay như cho vay kinh doanh cá thể, cho vay góp chợ, góp nông thôn theo mùa vụ, góp kinh doanh nông thôn, đặc biệt nên mở rộng cho vay các doanh nghiệp sản xuất sao phù hợp với nhu cầu khách hàng, đồng thời cũng làm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tivi, tạp chí… và nên giới thiệu kỷ các thủ tục, điều kiện vay vốn và chính sách tín dụng, nêu bậc các tiện ích khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Đối với công tác giải quyết nợ xấu, tuy hiện nay nợ xấu chiếm một tỷ trọng không lớn, nhưng đó là yếu tố làm giảm hiệu quả kinh doanh nên rất cần nhanh chóng giải quyết. Để giải quyết nợ xấu có kết quả, cán bộ tín dụng cần phải có quyết tâm, vận dụng linh hoạt đối với trường hợp cụ thể và cần phải bám sát các khoản nợ một cách cương quyết. Cán bộ tín dụng phải bám sát địa bàn, đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời và thu hồi lại vốn khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không hiệu quả, phải có công tác giám định khảo sát kỷ phương án xin vay của khách hàng đồng thời phải chọn lọc, lựa chọn khách hàng trước khi phát tiền vay.

Phải có chính sách khen thưởng thích đáng nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên có thành tích tốt trong công tác, nhất là khuyến khích các các cán bộ nhân viên trong ngân hàng giới thiệu khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng mình.

Đối với hợp đồng vay sản xuất nông nghiệp, khi cho vay ngân hàng phải xác định được chu kỳ sản xuất, thời vụ thu hoạch và thời gian tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn. Tùy từng loại hình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân mà ngân hàng áp dụng cho vay vốn phù hợp với lịch trình sản xuất.

Cần phải nắm bắt, điều chỉnh kịp thời lãi suất cho vay khi có biến động nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời tạo ra động lực khuyến khích kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp phát triển.

7.3 Giải pháp giảm chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Bên cạnh mở rộng hoạt động tín dụng để nâng cao mức thu nhập, ngân hàng còn phải tích cực giảm chi phí, nhất là những chi phí không cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng : Tiết kiệm các khoản chi nội bộ, như chi cho công tác thẩm định, chi góp vốn vay, …; Hạn chế việc sử dụng lãng phí vật liệu, giấy tờ, văn phòng phẩm khác, … ; Hạn chế tối đa nợ quá hạn để giảm chi phí dự phòng và tăng thu nhập

Ứng dụng công nghệ tin học trong tất cả các khâu của hoạt động ngân hàng để công tác, quản lý một cách hiệu quả. Các hoạt động, công tác phải tiến hành nhanh gọn tốn ít thời gian nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.

PHẦN III:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)