Khuynh hướng giảm diện tích bề mặt của hệ

Một phần của tài liệu bài giảng hóa keo cho sinh viên khoa hóa (Trang 28 - 29)

Khuynh hướng tạo kiến trúc khối cầu.

Đặc điểm này thường xuyên xẩy ra ở các giọt chất lỏng , vì với cùng một thể tích thì dạng hình cầu là dạng khối có diện tích bề mặt cực tiểu. Các hạt rất nhỏ như nguyên tử, phân tử … và cả hạt keo được coi là các hạt dạng hình cầu là có cơ sở thực tế, có tính phổ biến.

Sự hình thành hạt kép.

Với cùng lượng chất phân tán ở dạng hạt (hạt đơn) kích thước hạt càng nhỏ thì số hạt càng nhiều, bề mặt dị thể của hệ càng lớn. Theo nhiệt động học thì hệ như thế rất không bền, các hạt đơn sẽ tập hợp hoặc kết dính lại thành các hạt đôi, hạt ba… gọi chung là các hạt kép,

để giảm bề mặt dị thể, nhằm giảm năng lượng bề mặt của hệ.

Sự hình thành các hạt kép dễ xảy ra khi mật độ hạt lớn, có thể dẫn đến sự sa lắng của hạt. Vì vậy, trong thực tế số lượng các hạt keo trong các hệ keo không lớn hay nồng độ mol hạt của các hệđó rất nhỏ. Ví dụ: một hệ keo vàng bền, cỡ hạt 10-7cm, nồng độ mol hạt không vượt quá 1,67.10-6 mol hạt. l-1 .

Sự tan của các hạt nhỏ để tạo ra số ít hạt lớn hơn.

Hiện tượng đó xẩy rakhi làm kết tinh chất khó tan trong dung dịch điện ly, khi ngưng tụ mây mù thành mưa…cũng là những hiện tượng giảm bề mặt dị thể (S) để giảm năng lượng bề mặt (F) của hệ.

Đối với một số hệ do đặc điểm của nó, diện tích bề mặt của hệ không thay đổi, việc giảm F chỉ có thể giảm sức căng bề mặt σ ở bề mặt. Đó là hiện tượng hấp phụ, trong nhiều trường hợp sự giảm S và giảm σ xảy ra đồng thời .

Một phần của tài liệu bài giảng hóa keo cho sinh viên khoa hóa (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)