Giáo dục

Một phần của tài liệu Báo cáo về Trẻ khuyết tật và Gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng Kiến Thức - Thái Độ - Hành Vi pdf (Trang 30 - 33)

2. Các hệ thống hiện tại và sự hòa nhập vào xã hội

2.2 Giáo dục

Quan điểm của gia đình

Chúng tôi nhận thấy hầu hết các bậc cha mẹ hy vọng gửi con khuyết tật đến các trường chuyên biệt. Họ có cảm giác đây mới là những môi trường được chăm sóc chuyên biệt và phù hợp hơn, ở đó có những trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết, kể cả các phòng được trang bị đặc biệt cho các dạng khuyết tật khác nhau. Điều này cho phép trẻ chia sẻ và cảm thông trong môi trường bình đẳng hơn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ lại phàn nàn về tiền học phí cao cho loại hình giáo dục này. Nhiều gia đình có mức thu nhập thấp hay trung bình ở Đà Nẵng không có khả năng tài chính để gửi con họ đến những trường chuyên biệt này.

Đa số cha mẹ ở Đà Nẵng đều ý thức được vấn đề giáo dục hòa nhập mặc dù họ còn khá hờ hững đối với loại hình giáo dục này. Họ cảm thấy con cái họ sẽ không nhận được sự quan tâm cần thiết, đứa trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ lại đằng sau so với những đứa trẻ khác, trẻ không có chỗ riêng để chơi hoặc tiến hành các hoạt động hàng ngày của chúng, các dịch vụ cộng đồng hỗ trợ trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập còn rất hạn chế và cuối cùng, trẻ khuyết tật sẽ không được ưu tiên hay hỗ trợ khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến trường.

Trong số ít trường hợp khi trẻ khuyết tật tham gia vào giáo dục hòa nhập, kết quả lại có vẻ khả quan hơn.

“Bé học trường hòa nhập, bạn cháu thương ghê lắm! Thấy bạn Nam có tật bạn Nam tội! Bọn nó thương nhau lắm.”

- Nhóm cha mẹ trẻ khiếm thị

“Nếu mà không nghe người khác nói được chắc là con sẽ rất buồn và cô đơn.”

- Sự thương cảm của nhóm trẻ không khuyết tật

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mỗi trường ở Đà Nẵng đều có giáo dục hòa nhập. Nhưng trong thực tế, không phải tất cả các dạng khuyết tật đều được chấp nhận một cách dễ dàng. Các trở ngại chính do

thái độ và nhận thức của cả nhà trường và cộng đồng tỷ lệ với các trở ngại thực tế: trẻ khuyết tật cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ bạn bè cùng lớp; cần có thêm nhiều công cụ giảng dạy hơn nữa và chương trình học cũng phải được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật. Ngoài ra, giáo viên từ chối trẻ khuyết tật vì những vấn đề như vệ sinh cá nhân và các vấn đề về hành vi. Điều này dẫn đến tình trạng là cha mẹ của trẻ cảm thấy bị tổn thương và vô vọng mỗi khi con họ bị chối bỏ và không được đến trường.

“Như con tui đầu tiên gửi vào trường mình phải nói trước cho cô biết, con tôi nó bị khiếm khuyết. Cô không nhận. Đi mua hồ sơ về mình đem hồ sơ ra trường mẫu giáo họ cũng không nhận, họ nói con chị vô là con chị chảy nước miếng rồi đánh lộn thì coi như là mấy phụ huynh khác không gởi con trường này nữa. Mà tôi nói là con tôi rất sạch sẽ, cháu bị tai thôi chứ không bị chảy nước miếng gì hết không tin tôi dẫn con tôi ra tận nơi, mà con tui ngoan lắm không nghịch ngợm chi hết…”

- Nhóm cha mẹ trẻ khiếm thính

Có những trường hợp trẻ khuyết tật và gia đình chúng bị trêu chọc, bêu xấu và cãi vã với những người thiếu hiểu biết. Mặt khác, đối với trẻ khuyết tật đang tham gia giáo dục hòa nhập, vẫn có những kết quả tích cực được chia sẻ. Trẻ không bị khuyết tật thường giúp bạn khuyết tật cùng lớp như viết bài hộ, giúp bạn lên xuống cầu thang, đưa bạn về nhà.

Hiện nay, tình trạng bố mẹ của trẻ khuyết tật thờ ơ với giáo dục hòa nhập bởi thái độ và hành vi tiêu cực đang trở nên phổ biến. Điều này là kết hợp của sự thiếu trang thiết bị và cơ sở giảng dạy tại các trường học có ứng dụng giáo dục hòa nhập, và sự thiếu hiểu biết cũng như thái độ tiêu cực của một số lượng không nhỏ các giáo viên và các bậc phụ huynh. Cha mẹ của trẻ khuyết tật cũng bày tỏ sự lo lắng khi cho con tham gia vào giáo dục hòa nhập vì cho rằng các dịch vụ cộng đồng nhắm tới việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vẫn rất hạn chế. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng, dù được coi là ít nghiêm trọng hơn, vẫn còn tồn tại.

Tuy nhiên, có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và các bên liên quan, cha mẹ luôn tìm kiếm sự giáo dục tốt hơn cho đứa con khuyết tật của mình và họ cũng muốn có thêm các khóa đào tạo cho bản thân họ để giúp con họ hòa nhập vào cộng đồng. Vì vậy nếu có thêm kiến thức và thái độ tích cực về lợi ích của giáo dục hòa nhập cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho giáo viên và cộng đồng rộng lớn hơn thì động lực tích cực đối với giáo dục hòa nhập có thể được tạo ra.

Việc tạo môi trường thân thiện cho giáo dục hòa nhập và sự can thiệp sớm cũng như giáo dục dạy nghề lâu dài hơn sẽ cho phép trẻ khuyết tật không chỉ phát triển các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản cho chúng mà còn cho phép chúng có được cơ hội có việc làm trong tương lai và trong cộng đồng sinh sống nói chung.

Giáo dục hòa nhập vẫn còn là một vấn đề có nhiều phản hồi trái chiều; có cả thái độ tích cực và tiêu cực và một lần nữa vấn đề về các dạng khuyết tật khác nhau giữ vai trò chủ đạo. Cộng đồng nhìn nhận khá tích cực đối với giáo dục hòa nhập: 89% đồng ý rằng nó có thể mang lại những lợi ích cho trẻ khuyết tật và 56% đồng ý rằng nó cũng có thể tốt cho những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, có mối lo ngại đối với trẻ bị khiếm khuyết về trí não hoặc có vấn đề về hành vi: hơn 50% người dân trong cộng đồng không muốn những đứa trẻ này tham gia giáo dục hòa nhập. Phụ nữ nhìn chung tỏ ra dè dặt và thận trọng hơn so với nam giới trong vấn đề này: đối với trẻ có vấn đề về hành vi, 71% phụ nữ không đồng ý cho con cái họ học cùng lớp so với tỉ lệ là 58% nam giới.

Đồ thị 4: Giáo dục hòa nhập Không tốt 5% Không tốt13% Không tốt cũng không xấu 6% Không tốt cũng không xấu 31% Rất tốt 23% Rất tốt 69% Khá tốt 20% Khá tốt 33%

% cho điểm 4+5 trên

tháng 5 điểm Mẫu N=150

TỐT CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TỐT CHO TRẺ KHÁC

Nói chính xác hơn, khi hỏi các bậc cha mẹ của trẻ không bị khuyết tật xem liệu họ có phản đối để trẻ khuyết tật học cùng trường với con họ hay không thì 65% trả lời là CÓ – họ sẽ phản đối sự tham gia của các trẻ rối loạn hành vi và 40-50% phản đối sự tham gia của các trẻ khiếm thị/ khiếm khuyết về ngôn ngữ/ khiếm thính và khiếm khuyết về trí não. Chỉ có dạng khuyết tật về vận động là được chấp nhận nhiều nhất. Các bậc cha mẹ có tranh luận tích cực và tiêu cực như được chỉ ra dưới đây:

Đồ thị 5: Đánh giá về giáo dục hòa nhập

65 57 50 40 27 23 22 22

Con tôi học được thái độ học tập tốt Cơ hội cho con tôi tiếp xúc với những hoàn cảnh khác Cơ hội cho con tôi giúp đỡ người khác TKT có những vấn đề về tâm thần/cảm xúc Tiến bộ học tập của TKT bị cản trở Nguy cơ lây nhiễm, gây hấn của TKT Nhu cầu đặc biệt của TKT gây bất tiện Tiến bộ học tập của con tôi bị cản trở

% cho điểm 4+5 trên

thang 5 điểm Mẫu N=103

Tiêu cực Tích cực

Thái độ đối với giáo dục hòa nhập liên quan đến vấn đề lớn hơn của cộng đồng như được nêu ra trước đó. Như đã đề cập, trên 80% người dân cảm thấy thoải mái khi trẻ với các khuyết tât về vận động/ thị giác/ thính giác/ ngôn ngữ sống gần họ; tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 65% đối với trẻ có khuyết tật về trí não và chỉ 30% cho dạng khuyến tật về hành vi.

Quan điểm của các bên hữu quan

Nhiệm vụ chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng là khuyến khích giáo dục hòa nhập và cung cấp các chương trình chuyên sâu cho trẻ khuyết tật với sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ.

Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai phát triển cơ sở vật chất và các chương trình phù hợp với từng loại khuyết tật và các nhóm trẻ ở độ tuổi khác nhau.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan liên quan để khuyến khích trẻ khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập, cung cấp thiết bị giám sát sự phát triển và tiến bộ của từng trẻ khuyết tật ở trường (hỗ trợ và chương trình học bổng) và tổ chức các chương trình khuyến khích sự chia sẻ và hỗ trợ giữa trẻ khuyết tật và trẻ không khuyết tật (chương trình “Vòng tay yêu thương“).

Các khó khăn chính liên quan đến giáo dục gồm:

Thiếu điều kiện tiện nghi cho trẻ khuyết tật: thiết bị chuyên biệt, các dụng cụ như đồ chơi phát ▪

triển trí tuệ, máy trợ thính kỹ thuật số, phòng cách âm…

Thiếu các lớp học trong môi trường đặc biệt: Hiện tại chỉ có ba trường học đặc biệt – trường ▪

Tương Lai, Nguyễn Đình Chiểu và Thành Tâm – nhưng các trường này hiện đã quá tải. Không có lợi ích cụ thể để khuyến khích giáo viên giảng dạy tại các trường hòa nhập ▪

Một phần của tài liệu Báo cáo về Trẻ khuyết tật và Gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng Kiến Thức - Thái Độ - Hành Vi pdf (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)