Bài học kinh nghiệm đối với quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiêp nhà nước ỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 31 - 34)

IV. Kinh nghiệm chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc

4.Bài học kinh nghiệm đối với quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiêp nhà nước ỏ Việt Nam

nghiêp nhà nước ỏ Việt Nam

Trong quá trình chuyển đổi phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng vai trò chủ đạo của KTNN. DNNN là lực lượng nòng cốt của KTNN, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. DNNN phải không ngừng được kiện toàn, phát triển, nâng cao hiệu quả, DNNN gắn liền với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển và ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.

Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu DNNN theo hướng: tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng; DNNN phải được tổ chức mạnh và vươn lên cạnh tranh chiếm thị phần lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, làm tăng sức mạnh chi phối của DNNN trên tổng thể; không nhất thiết DNNN phải chiếm tỷ trọng lớn và phải tổ chức sản xuất kinh doanh ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Đại bộ phận DNNN phải có quy mô vừa và lớn, có đủ vốn hoạt động, đội ngũ lao động có tay nghề cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Củng cố và phát triển có hiệu quả những DNNN có quy mô nhỏ kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Nâng cao hiệu quả DNNN hoạt động công ích đáp ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và nhu cầu quốc phòng, an ninh.

Phải chuyển các DNNN hoạt động kinh doanh sang thực sự kinh doanh theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên cơ sở pháp luật chung. Nhà nước thực hiện bảo hộ cần thiết và có điều kiện đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, phù hợp với lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Độc quyền nhà nước trong những lĩnh vực cần thiết, nhưng không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Kiên quyết xoá bỏ bao cấp, đồng thời có chính sách đầu tư đứng đắn và hỗ trợ phù hợp đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần ưu tiên phát triển. Phân biệt rõ chức năng của cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước với quyền sử dụng vốn và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giao quyền quyết định nhiều hơn và đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Việc chuyển đổi sở hữu DNNN phải được tiến hành đồng bộ, khẩn trương, vững chắc, bảo đảm ổn định và phát triển nền kinh tế. Cần tiến hành thường xuyên, kiên trì, có chương trình, kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm để có bước đi phù

hợp. Việc chuyển đổi này phải gắn liền với đổi mới khung pháp lý, chức năng quản lý nhà nước, cải cách hành chính và có tổ chức chỉ đạo tương xứng. Phải có đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, đáp ứng được yêu cầu.

Chuyển đổi sở hữu DNNN là vấn đề hệ trọng, có tính nhạy cảm về chính trị, có liên quan đến sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở các DNNN, bảo đảm quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 31 - 34)